| Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi thường xuyên đạt gần 69% dự toán | | Kho bạc Nhà nước: Phấn đấu hoàn thành “phủ sóng” 100% dịch vụ công trực tuyến trong tháng 10 | | Mô hình giao dịch viên chuyên sâu của Kho bạc Nhà nước: Hiệu quả ngay từ bước đầu |
| Hoạt động nghiệp vụ tại KBNN Phú Thọ. Ảnh Thùy Linh. |
Đối tượng áp dụng của Thông tư này là các tổ chức thu phí dịch vụ thanh toán trong hoạt động của Kho bạc Nhà nước, bao gồm: Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước; Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với việc kê khai, nộp phí dịch vụ thanh toán trong hoạt động của Kho bạc Nhà nước, dự thảo quy định tổ chức thu phí dịch vụ thanh toán trong hoạt động của Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán tiền phí thu được vào tài khoản chờ nộp ngân sách nhà nước của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước. Cùng với đó, tổ chức thu phí dịch vụ thanh toán trong hoạt động của Kho bạc Nhà nước thực hiện kê khai, nộp phí thu được theo tháng, quyết toán theo năm theo quy định tại khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Đối với việc quản lý phí dịch vụ thanh toán trong hoạt động của Kho bạc Nhà nước, dự thảo quy định, tổ chức thu phí dịch vụ thanh toán trong hoạt động của Kho bạc Nhà nước nộp 100% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo quy định tại hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước và Thông tư số 93/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 324/2016/TT-BTC. |