【kq bd ha lan】Bình Thuận thiếu nhân lực chất lượng cao trong chuyển đổi số
Nhiều đại biểu cho rằng chất lượng đào tạo nguồn nhân lựchiện nay còn hạn chế,ìnhThuậnthiếunhânlựcchấtlượngcaotrongchuyểnđổisốkq bd ha lan nhất là trong các ngành kinh tế mũi nhọn, kinh tế số, cơ cấu đào tạo chưa bám sát nhu cầu thị trường lao động, nhất là trong các ngành kinh tế mới.
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu hiện nay
Chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu hiện nay bởi vì chuyển đổi sốgiúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, qua đó giúp thu hẹp khoảng cách số thông qua việc phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Nhận thấy cơ hội và thách thức từ vấn đề trên, ngày 27/9/2019, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 52 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.
Có thể nói, chuyển đổi số đang là xu hướng và có nhiều lợi ích cho cả chính quyền và người dân.Phải khẳng định rằng, chuyển đổi số là xu thế tất yếu và là yêu cầu bắt buộc đối với chúng ta, bởi vì chuyển đổi số giúp giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường, xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.
Đồng thời giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý điều hành. Đảng, Nhà nước ta rất coi trọng và xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.
Chuyển đổi số tạo nên đột phá to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân và toàn xã hội dựa trên công nghệ số.
Chuyển đổi số ở tỉnh Bình Thuận trong những năm qua đã có những bước tiến quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Bình Thuận là một trong những địa phương tiên phong trong việc thực hiện chuyển đổi số theo 3 trụ cột chính là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Theo Nghị quyết số 10 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Bình Thuận đặt ra mục tiêu chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện, trọng tâm là phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, đổi mới căn bản, toàn diện về phương pháp, cách thức hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của hệ thống chính trị, quản trị nhà nước, doanh nghiệp và phương thức sống, làm việc của người dân thông qua chuyển đổi số.
Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Bình Thuận nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.
Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao
Để thực hiện được chuyển đổi số có rất nhiều khó khăn, nhất là nhận thức đúng về chuyển đổi số còn phải đặt trong bối cảnh cụ thể của một tổ chức, thêm vào đó là nguồn nhân lực chuyển đổi số thiếu hụt, từ nhà quản lý đến chuyên gia, kỹ sư, công nhân công nghệ số.
Theo kết quả đánh giá, xếp hạng chỉ số chuyển đổi số (DTI) cấp tỉnh năm 2022 được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, Bình Thuận xếp thứ 50/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giảm 3 bậc so với năm 2021.
Nguyên nhân khiến nhóm chỉ số nhân lực số đạt thấp là do nguồn nhân lực tham mưu triển khai về chuyển đổi số của tỉnh còn hạn chế, không có công chức, viên chức làm công tác về an toàn thông tin mạng.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyển đổi số chưa thường xuyên và thiếu tính đa dạng cho các đối tượng khác nhau. Ngoài ra, công tác tuyển sinh thu hút sinh viên học chuyên ngành công nghệ thông tin của các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh còn hạn chế.
Riêng đối với nhóm chỉ số hoạt động chính quyền số, nguyên nhân đạt thấp do chậm triển khai các nền tảng số theo yêu cầu, chưa triển khai kết nối đầy đủ các dịch vụ dữ liệu trao đổi qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia do một số dịch vụ dữ liệu kết nối chưa có tài liệu kỹ thuật để triển khai kết nối. Các sở, ngành và địa phương cũng chưa có giải pháp hiệu quả để nâng cao tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.
Bên cạnh đó tỉnh chưa triển khai nhiều các nền tảng số dùng chung, bởi vì hiện nay nền tảng số dùng chung trên phạm vi quốc gia giao các bộ, ngành Trung ương triển khai chưa hoàn thành để các địa phương áp dụng, nếu địa phương xây dựng, triển khai sẽ dẫn đến trùng nhau, lãng phí...
Để nâng cao chỉ số DTI của tỉnh trong năm 2023 và các năm tiếp theo, đòi hỏi người đứng đầu các sở, ban, ngành và địa phương phát huy cao nhất vai trò, trách nhiệm trong chỉ đạo tổ chức triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số liên quan đến Bộ chỉ số DTI cấp tỉnh... Huy động nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng số đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số nhằm tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp giao tiếp, kết nối và trao đổi thông tin dễ dàng hơn.
Ngoài ra, cũng cần đẩy mạnh phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và các lĩnh vực ưu tiên thực hiện chuyển đổi số như: sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, tài nguyên và môi trường, tài chính - ngân hàng, y tế, giáo dục và đào tạo, hành chính công…
Theo THANH QUANG (Báo Bình Thuận)
相关推荐
- Đã tìm ra một loại siêu vật liệu cứng hơn cả kim cương
- Tập đoàn “khủng” của Nga chuẩn bị xuất thịt vào Việt Nam
- Xem xét giảm phí dịch vụ trong bến xe cho doanh nghiệp vận tải
- Mỹ đưa Alibaba vào danh sách huỷ niêm yết trên sàn chứng khoán
- Đề xuất phạt người bắt ốc trong vườn quốc gia Côn Đảo hơn 137 triệu đồng
- Nhật Bản phát triển thiết bị ngăn ngừa trẻ em bị bỏ lại trong xe
- Nhiều tính năng mới trên Huawei MateBook 14 giá 26 triệu đồng
- Xe kinh doanh vận tải phải lắp camera hành trình mới được cấp phù hiệu