Hàng loạt tên tuổi lớn ngành công nghiệp bán dẫn đã hoạt động tại Việt Nam. Ảnh: Lê Toàn |
Cơ hội “ngàn năm có một”
Hơn 50 doanh nghiệpngành công nghiệp bán dẫn đã hoạt động tại Việt Nam. Trong số đó,ỷUSDđểgiànhcơhộingànnătop nhà cái uy tín 2023 có hàng loạt tên tuổi lớn, như Intel, Amkor, Hana Micron (đóng gói, kiểm thử); Ampere, Marvell, Cadence, Renesas, Synopsys, Qorvo (thiết kế); Lam Research, Coherent (sản xuất thiết bị)... Có những dự áncó quy mô lên tới hàng trăm triệu USD, thậm chí cả tỷ USD, như dự án của Intel, Amkor, Hana Micron…
Nhưng kỳ vọng của Việt Nam còn lớn hơn, bởi sau chuyến thăm của các tỷ phú thế giới, trong đó có “phù thủy” AI Jensen Huang, Chủ tịch - CEO của NVIDIA, Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của thế giới. Ông Huang, trong chuyến thăm Việt Nam cuối năm ngoái, đã khẳng định: “Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn”.
Và đó là một trong những lý do khiến vị CEO của “người khổng lồ” AI NVIDIA muốn biến Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và đổi mới AI lớn của mình. Điều này đã dẫn tới một thỏa thuận quan trọng mà NVIDIA vừa ký với FPT. Hiện ông Keith Strier vẫn tiếp tục tích cực tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh, đầu tưở Việt Nam cho NVIDIA. Các kế hoạch tiếp theo sẽ sớm được công bố.
Có lẽ, đây cũng là một trong những lý do khiến Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thêm tin tưởng rằng, Việt Nam đang có cơ hội “ngàn năm có một” để tham gia chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, với quy mô lên tới 1.000 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã nói điều đó tại Hội nghị Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hôm 24/4. Chia sẻ tại Hội nghị, Bộ trưởng cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất với quan điểm của nhiều chuyên gia cho rằng, cuộc đua chip toàn cầu đang nóng lên và Việt Nam có “cơ hội đặc biệt” để khẳng định mình là một trong những nước tham gia chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn.
“Đây là cơ hội mang tới tiềm năng tăng trưởng kinh tế- xã hội chưa từng có, nhưng thời gian là vấn đề cốt yếu. Chính phủ Việt Nam cần có những hành động quyết liệt và kịp thời để phát triển một hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn và tận dụng cơ hội to lớn trước mắt. Tương lai của Việt Nam phụ thuộc vào hiện tại”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Khoảng thời gian mà Bộ trưởng nhắc tới là không quá 24 tháng, để Việt Nam hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù đảm bảo cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực; đồng bộ hạ tầng điện, nước, giao thông, cáp quang, công nghệ thông tin; và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành.
Nói về thời gian, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT lại nhấn mạnh con số “18 tháng”. “Tôi gặp các vị Đại sứ Mỹ, Nhật Bản, Singapore. Họ nói rằng, ông không biết cơ hội của đất nước ông lớn thế nào đâu. Nhưng các ông chỉ có 18 tháng thôi”, ông Trương Gia Bình kể và cho biết, họ không nói lý do, nhưng ông hiểu rằng, Việt Nam chỉ có 18 tháng thôi vì “thế giới sẽ không chờ chúng ta”.
Chi tỷ USD để giành cơ hội tại thị trường ngàn tỷ USD
Trong 3 vấn đề cơ bản mà Việt Nam phải chuẩn bị để đón bắt cơ hội “ngàn năm có một”, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành là một nội dung quan trọng. Thậm chí, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nói rằng, đào tạo nhân lực ngành bán dẫn là “đột phá của đột phá”. Vì vậy, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Đề án đã được đưa ra thảo luận.
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng