Ê- kip phẫu thuật cho bệnh nhi T. Dòng thư tri ân Chỉ tính riêng từ đầu năm 2020 đến nay,ơigửitrọnniềkết quả afc cup đã có hơn 25 lá thư tay đầy xúc động của bệnh nhân hoặc người thân của họ gửi lời cảm ơn đến tập thể lãnh đạo, cán bộ y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế vì sự chăm sóc y tế đặc biệt từ nơi này. Bức thư mới nhất được ghi ngày 19/8/2020, của bệnh nhân T. T. M (Đà Nẵng) – một trong những bệnh nhân COVID-19 có bệnh lý nền nặng vừa được Bệnh viện Trung ương Huế chữa khỏi COVID-19. M. là một cô gái xinh đẹp. Người đối diện rất dễ nhận ra điều đó nhờ đôi mắt to tròn và vầng trán cân đối trên gương mặt được che hơn nửa bởi khẩu trang. Khỏi bệnh COVID-19, nhưng M. lại tiếp tục cuộc chiến với bệnh thận ở một bệnh viện khác trên quê nhà của em. Trước ngày rời khỏi Trung tâm Cách ly và Điều trị bệnh nhân COVID-19 của Bệnh viện Trung ương Huế đóng tại cơ sở 2, M. xúc động: “Không biết nói gì hơn và cũng không nghĩ mình còn có thể ngồi đây để cảm ơn các bác nữa…”. M. kể, em đã rất hụt hẫng và hoang mang khi biết mình mắc COVID-19. Khi được xe đón ra Huế điều trị, em còn đứng không vững và gần như tuyệt vọng. Nhưng rồi, chỉ sau 15 phút khi đến Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, em đã được các bác sĩ, các điều dưỡng khám và chăm sóc rất tận tình, chu đáo. Từ lúc đó, M. đã rất an tâm và có cảm giác "như đứa trẻ được mẹ vỗ về". Rời Huế sau 20 ngày khi đã được chữa khỏi COVID-19, M. gửi lại những dòng thư viết vội nhưng vô cùng ấm áp: “Em thật sự xúc động, mừng rơi nước mắt và chỉ biết cảm ơn tất các y bác sĩ đã tận tâm điều trị và chăm sóc cho em. Em sẽ không bao giờ quên ơn các bác”. Hỗ trợ bệnh nhân COVID-19 vận động Dấu ấn Hybrid Trong nhiều năm qua, bệnh viện là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về số lượng dịch vụ kỹ thuật mới được áp dụng ở tất cả các chuyên khoa. Đồng thời, liên tiếp có nhiều đột phá trong các lĩnh vực điều trị kỹ thuật cao, chuyên sâu như: ghép tạng, phẫu thuật nội soi, điều trị ung thư, tim mạch, hỗ trợ sinh sản… Số lượng ca bệnh khó được điều trị thành công luôn đạt tỷ lệ cao trong cả nước. Từ cuối tháng 7/2020 đến nay, song song với việc tập trung phòng chống dịch COVID-19, Bệnh viện Trung ương Huế vẫn đảm bảo hoạt động khám chữa bệnh. Đặc biệt là việc triển khai những kỹ thuật mới, kỹ thuật cao để kịp thời cứu chữa bệnh nhân. Trường hợp lần đầu tiên áp dụng thành công phương pháp phẫu thuật Hybird để điều trị bệnh tim bẩm sinh phức tạp cho bệnh nhi Lê K. T giữa tháng 8 vừa qua là một điển hình. Bệnh nhi Lê K. T. (8 tháng tuổi, nặng 4,5kg) được chẩn đoán thông liên thất phần cơ bè kích thước rất lớn, áp lực động mạch phổi gần bằng áp lực hệ thống và tăng sức cản động mạch phổi nặng trên nền suy dinh dưỡng, nhiễm trùng phổi. Tuy đã được điều trị các bệnh nền và nâng cao thể trạng, nhưng lưu lượng máu quá lớn qua lỗ thông liên thất khiến tình trạng suy tim của bệnh nhi ngày càng nặng và nguy cơ tổn thương phổi không hồi phục biến chứng sang bệnh lý Eisenmenger phức tạp. Kết quả siêu âm và thông tim còn cho thấy, vị trí rất đặc biệt và phức tạp của dị tật tim bẩm sinh, lỗ thông rất lớn nên việc thực hiện can thiệp đóng dù qua đường mạch máu ở chân là không khả thi. Ngoài ra, vị trí lỗ thông liên thất rất gần mỏm tim nên rất khó khăn cho bác sĩ phẫu thuật tim tiếp cận lỗ thông liên thất để khâu lại. Chăm sóc bệnh nhân COVID-19 Với sự đồng chủ trì của PGS. TS. Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Huế đã ứng dụng phương pháp Hybrid để thực hiện ca phẫu thuật tim bẩm sinh phức tạp để cứu sống bệnh nhi. Giá trị của phương pháp này được TS. BS. Hồ Anh Bình, Trưởng khoa Cấp cứu Tim mạch - Can thiệp (Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế) cho biết: “Nếu không thể áp dụng phương pháp này, tình trạng suy tim của bệnh nhi không có cơ hội cải thiện”. Hybrid là một thuật ngữ mới được phát triển những năm gần đây, dùng để chỉ những trường hợp kết hợp phẫu thuật và can thiệp cùng lúc để điều trị cho một bệnh nhân trong cùng một thời điểm. Hybrid ngày càng đóng vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh lý tim mạch phức tạp như: tim bẩm sinh phức tạp, đặt stent graft trong bệnh lý động mạch chủ nặng, thay van động mạch chủ qua da, bệnh lý động mạch vành nhiều nhánh… “Phương pháp Hybird được áp dụng cho bệnh nhi T. là lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam, vì được thực hiện qua đường tĩnh mạch; trong khi, các nơi khác thường thực hiện qua đường động mạch. Kỹ thuật thực hiện qua đường tĩnh mạch cũng rất hiếm được thực hiện trên thế giới do tính phức tạp của nó”, PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu giải thích. Sau khi được phẫu thuật thành công, bệnh nhi Lê K. T tiếp tục được chăm sóc, điều trị với tình trạng huyết động ổn định. Thành công của ca phẫu thuật này sẽ là bước khởi đầu quan trọng tại Bệnh viện Trung ương Huế, cũng là cơ hội để những trường hợp bệnh tương tự ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên có cơ hội được cải thiện sự sống. TS. BS. Hồ Anh Bình chia sẻ: “Chúng tôi hiểu rõ nhiệm vụ của bác sĩ, nếu không giúp được bệnh nhân thì cũng đừng làm hại bệnh nhân, đặc biệt là đối với những kỹ thuật mới. Nhưng chúng tôi cũng không quá dè dặt khiến bỏ lỡ mất cơ hội được cải thiện bệnh tật của bệnh nhân. Điều may mắn là hệ thống Ngoại Tim mạch - Lồng ngực của Bệnh viện Trung ương Huế rất mạnh và luôn được tạo điều kiện để phát triển các kỹ thuật cao. Chúng tôi luôn cố gắng tiếp cận những kỹ thuật y khoa mới, mong có thể bảo tồn được tính mạng cho bệnh nhân càng nhiều càng tốt”. Bài: ĐỒNG VĂN |