Bây giờ,ấymươinămlưugiữvịxưkết quả bóng đá italy à để tiện lợi, hiếm hàng quán nào còn ngâm gạo xay bột để làm bánh khọt như hồi trước, nhưng ở tuổi 70, bà Hía vẫn “trung thành” với bánh khọt làm bằng bột gạo xay. Tính ra có hơn 30 năm bà gắn bó với chiếc bánh dân dã, dung dị đậm chất quê nhà.
Mấy mươi năm bán bánh khọt ven đường, bà Hía đã chứng kiến nhiều thay đổi ở khu vực này.
Hình ảnh quen nơi phố phường đông đúc
Bà Hía (Trương Thị Hía), ở khu vực 3, phường IV, thành phố Vị Thanh, năm nay đã 70 tuổi và đã có hơn 30 năm bán bánh khọt ở khu vực này. Bà không có mở tiệm hay hàng quán, nơi bà bán chỉ là một góc nhỏ lề đường, trước Trạm Y tế phường IV. Bà nói: “Thấy già cả, mà cái nghề đã gắn bó lâu nay, nên muốn đi bán bánh cho khỏe, bán quen rồi mà nghỉ thì uổng quá, nên mấy cô chú ở đây cho bán ở góc này”, bà Hía tâm sự.
Chồng mất sớm, bà chỉ có độc mỗi người con trai, đã lấy vợ sinh con, ở nhà kế bên, có cuộc sống riêng ổn định. Còn bà, sau khi con có vợ cho ra riêng, để tiện sinh hoạt, đó giờ bà sống với người em gái. “Cuộc sống của tôi tương đối ổn, ở đây có đất nền nhà thôi, chứ đâu có ruộng vườn như ở quê mà mình trồng trọt, sẵn có cái nghề đó giờ làm, nên bán cho vui vẻ tuổi già, có đồng ra đồng vô sinh hoạt này kia mỗi ngày”, bà Hía bày tỏ.
Mỗi ngày cứ 7 giờ kém là bà Hía dọn ra chuẩn bị bán. Để có đầy đủ đồ bán, bột, rau, bà thức dậy từ 4 giờ sáng, đi xay bột, rửa rau, nấu đậu xanh, vắt nước cốt dừa… Nói chung là rất nhiều việc phải làm để có thể dọn hàng ra bán đúng vào sáng sớm.
Để làm ra những cái bánh khọt vàng ươm, trên đó điểm tô bằng những hạt đậu xanh, cùng màu trắng đục của nước cốt dừa được nấu béo ngậy, điểm xuyết thêm ít hành lá xắt mỏng. Đi từ đầu đường đã ngửi được cái mùi thơm của bột nghệ hòa quyện vào mùi củi và chút khen khét sao mà nhớ quê biết là bao nhiêu.
Bột gạo bà xay với nghệ tươi, cho ra màu bột vàng tươi bắt mắt, thơm thoang thoảng. Bột làm bánh khọt sẽ được pha đặc chút, để khi chiên bánh mau ráo dầu, giòn. Bà Hía kể, hồi đó có khi bà sử dụng cái khuôn chiên bánh khọt cả chục năm không bể, nhưng khuôn bây giờ mau bể quá. Khác với những cái bánh bột chợ, bánh bà Hía ngoài giòn, trong dẻo, xốp, chứ không đổ quá mỏng và không quá dai như những loại bánh pha bột sẵn.
Những người dân ở vùng nông thôn, thói quen ăn những loại bánh bột vào buổi sáng đến giờ vẫn còn lưu giữ. Chứ mấy bạn trẻ hay những người thành thị bây giờ thích ăn bánh khọt, bánh xèo vào buổi xế hoặc tầm 4-5 giờ chiều, chứ ít ai còn ăn buổi sáng nữa. Khách của bà Hía đa phần là khách quen và ở quanh xóm này, ủng hộ bà lâu nay và đa phần là những người dân lao động hoặc những cô, chú tuổi trung niên. Có người ăn khi còn đi học lúc nhỏ xíu, nay có gia đình, con cái, lâu lâu vẫn trở về kiếm mua ăn.
Chị Nguyễn Thị Hồng, ở khu vực 6, phường IV, là mối quen của bà Hía, chia sẻ: “Hồi đó, má tôi còn sống, ăn thường lắm, có tuần ăn 4-5 lần. Bánh khọt của cô Hía làm ngon, tuy nó giản dị, không có cầu kỳ từ chiếc bánh đến rau, nước mắm, nhưng ăn ngon lắm, giống hệt cái vị xưa mà khi còn nhỏ tôi hay được bà, được mẹ làm cho ăn”.
Công việc giờ đây của những người ở đô thị ai cũng bận rộn, ít khi làm bánh vì sẵn có hết. Bà Trần Thị Thanh, ở gần nơi bán của bà Hía, cho biết, ngày xưa cũng siêng, hay làm bánh xèo, bánh khọt, nhưng giờ bà Hía bán ngon, cũng giống cách ở nhà mình làm, nên ra đây mua ăn, chứ ít khi làm bánh bày biện ra, vì tốn công quá.
Chứng kiến bao thay đổi đất Vị Thanh
Cuộc đời bà gắn bó với Vị Thanh mấy mươi năm nay, từ ngày Vị Thanh còn là một huyện lớn bao gồm cả Vị Thủy bây giờ. Bà ngồi ở góc đường bấy nhiêu năm qua và cảm nhận rất rõ những sự thay da đổi thịt của đất này. “Ở vòng vòng chỗ khu vực 3 này người đông đúc và sinh sống chủ yếu bằng nghề bán bắp, bán khoai. Nên xóm này hồi đó hay gọi là xóm khoai. Tôi từng đi bán bắp trái bên chợ Vị Thanh, ở vị trí ngang Siêu thị CoopMart ngày nay, rồi bán cháo với mẹ, nhưng cái mâm bánh khọt là gắn bó lâu nhất. Đó giờ bán không có hàng quán gì hết đâu, chỉ ngồi lề đường thế này mà thôi. Đất này giờ thay đổi nhiều quá, hồi đó khúc nhà tôi ở trước cũng có cái mương, nhà quanh đây nhà lá không à, khá giả lắm mới có nhà tôn fibro thôi. Còn giờ nhà tường, nhà lầu, xe hơi đi lại quá trời… vậy là xóm này khá giả rồi, đất lên giá dữ lắm rồi”, bà Hía bồi hồi nhớ lại.
Mấy mươi năm đất xưa nay đã đổi khác, người bán bánh khọt ngày nào cũng khác, tuổi đã già, lưng mỏi, tay run, từng con đường, ngõ hẻm đều thay đổi, duy chỉ có hương vị cái bánh khọt này mấy mươi năm vẫn giữ mùi vị đậm đà, riêng biệt của cái bánh xưa như các bà, các mẹ hay làm cho chồng, cho con mình ăn.
Bà cho biết, mình có người mẹ tảo tần nuôi chồng con chỉ với quang gánh cháo lòng trên vai, bà được học nhiều về cách buôn bán, cũng như cách làm các món bánh dân dã từ mẹ. Học cả cách để tấm lòng của mình vào trong từng món ăn bán cho thực khách. “Hồi đó, mẹ tôi hay nói là nấu sao cho mình ăn được, thì khách mới ăn được, nấu bán cho khách cũng như nấu cho mình ăn vậy”, bà Hía bày tỏ…
Bài, ảnh: HOÀNG NGUYÊN