您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【nhận định trận burnley】Các khu công nghiệp phía Nam quan tâm đầu tư xanh 正文

【nhận định trận burnley】Các khu công nghiệp phía Nam quan tâm đầu tư xanh

时间:2025-01-10 23:24:09 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Các diễn giả chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: T.HPhát triển theo hướng chuyển đổi xanhPhát biểu gợi mở tại nhận định trận burnley

Các khu công nghiệp phía Nam quan tâm đầu tư xanh
Các diễn giả chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: T.H

Phát triển theo hướng chuyển đổi xanh

Phát biểu gợi mở tại hội thảo, nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập Báo Thanh niên cho biết, tại COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cam kết mạnh mẽ Việt Nam sẽ đạt phát thải ròng bằng 0% vào năm 2050. Tại COP28 đang diễn ra tại Dubai (UAE), Thủ tướng Chính phủ một lần nữa nhấn mạnh về vấn đề này, cho rằng cần có cách tiếp cận giải quyết vấn đề chống biến đổi khí hậu phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Từ sau COP26, Việt Nam vừa chống đại dịch vừa thực hiện cam kết chống biến đổi khí hậu. Hai năm qua, nền kinh tế Việt Nam có nền tảng tốt, tạo dư địa phát triển những năm tới theo hướng chuyển đổi xanh, tuần hoàn.

Tuy vậy, trên thực tế, do áp lực về chuyển đổi xanh trong khi thiếu dữ liệu cần thiết để đánh giá các yếu tố liên quan giữa kinh tế và môi trường khiến nhiều địa phương trong thu hút đầu tư lại nghiêng về "lọc ngành" thay vì xem xét các tiêu chí phát thải có đáp ứng yêu cầu hay không. Điều này gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, khu công nghiệp (KCN) trong thu hút dự án đầu tư.

Ông Lê Viết Phúc, Phó Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, tỉnh này có 15 KCN, thu hút được 571 dự án, trong đó 284 dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

Đứng trước xu thế phát triển bền vững, ngay từ đầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu đã ban hành chỉ thị về việc thu hút đầu tư, trong đó đã hạn chế ngay từ đầu những ngành gây ô nhiễm như chế biến tinh bột sắn, nhuộm, thuộc da, cao su, sản xuất bột giấy…

Hiện nay, việc thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có những thuận lợi như nguồn khí gas tự nhiên và các hệ thống đường ống khí cung cấp đến từng KCN, có hệ thống phát triển hệ thống điện mặt trời hoàn chỉnh…

Từ những định hướng và thuận lợi đó, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã đẩy mạnh thu hút đầu tư của các doanh nghiệp theo hướng công nghệ cao, ứng dụng thông minh trong quản lý vận hành, tiến tới mục tiêu phát triển "xanh", sinh thái.

Cho rằng, đa phần KCN trên địa bàn đa ngành, kiểu cũ, chưa có những KCN chuyên sâu như Bà Rịa - Vũng Tàu và cũng chưa có KCN sinh thái, bà Dương Thị Xuân Nương, Phó trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai cho biết, địa phương không lọc ngành mà quan tâm đến việc chuyển đổi sang năng lượng xanh, công nghệ sản xuất cao, sử dụng nguyên liệu tái tạo nhằm giảm phát thải.

Bà Nương cho biết, Đồng Nai hiện có 33 KCN, đang quy hoạch theo ngành nghề và điều kiện tự nhiên sao cho thật sự phù hợp và bền vững. Cùng với đó, Đồng Nai vẫn có những KCN dành cho những ngành nghề nhạy cảm như dệt may, xi mạ… Tuy nhiên, có kèm theo những điều kiện với các dự án là phải phù hợp định hướng của tỉnh, kèm theo dự án phải có công nghệ tiên tiến, hàm lượng chất xám cao.

Bên cạnh đó, Đồng Nai cũng quan tâm đến việc chuyển đổi công nghệ của dự án và vấn đề bảo vệ môi trường. Tỉnh cũng định hướng dịch chuyển sản xuất công nghiệp theo hướng chuyên sâu, sinh thái và quy hoạch vùng phù hợp với từng lĩnh vực; quan tâm thực hiện chủ trương giảm phát thải theo hướng chuyển đổi việc sử dụng năng lượng từ truyền thống sang năng lượng tái tạo, sử dụng nguyên liệu xanh và đẩy mạnh tái sử dụng, tái chế chất thải, trong đó đặc biệt là nước thải nhằm giảm phát thải ra môi trường.

Ưu tiên nguyên liệu giảm phát thải

Đứng ở góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thảo Nhi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Thanh Bình Phú Mỹ cho rằng, nếu doanh nghiệp đã xác định phát triển xanh thì ngành gì không quan trọng. Theo bà Nhi, khi đã xác định tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, tất cả các tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới đều hướng tới đáp ứng 17 tiêu chí mà Liên hợp quốc đã đưa ra.

Ngay từ đầu, nếu đặt mục tiêu tiếp cận các tiêu chí trên thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ đầu tư công nghệ máy móc hiện đại để kiểm soát khí thải. Đơn cử, nếu sử dụng than làm nguyên liệu đầu vào trong sản xuất thì phát thải khí CO2sẽ ở mức lớn nhất, trong khi sử dụng khí thì lượng CO2phát thải giảm còn khoảng 50 - 60%.

Theo bà Nhi, các cơ quan quản lý phải định nghĩa lại phát triển xanh. Không thể chỉ nghe thấy doanh nghiệp sản xuất vật liệu cơ bản, hóa chất cơ bản là xếp vào ngành ô nhiễm. Bởi, có rất nhiều tập đoàn lớn trên thế giới sản xuất pin cho ô tô điện - phương tiện giao thông xanh phải dùng nguyên liệu đầu vào từ quặng. Tuy nhiên, họ đã bỏ ra số tiền rất lớn để đầu tư công nghệ cao với quy trình chặt chẽ, không hề có phát thải. Muốn đăng ký đầu tư họ sẽ phải trình xin chủ trương, chứng minh rất nhiều yếu tố. Chính những rào cản như vậy vô hình trung làm giảm cạnh tranh trong thu hút đầu tư vốn đầu tư nước ngoài.

Bà Nguyễn Thị Thảo Nhi nhận định: Câu chuyện kiểm soát phát triển xanh phải là sự phối hợp của 3 đơn vị: nhà quản lý, các nhà đầu tư phát triển hạ tầng KCN và nhà đầu tư sản xuất trong KCN. Từ lợi thế địa phương, cơ quan quản lý xác định phát triển ngành nghề gì, kêu gọi ngành nghề gì từ đó đặt ra mục tiêu giảm phát thải. Nhà đầu tư phát triển KCN là cánh tay nối dài của nhà nước, đưa những quy chế để yêu cầu các nhà đầu tư vào sản xuất trong KCN tuân thủ, cùng thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh.

Ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TPHCM (Hepza), TPHCM trong những năm gần đây không gặp khó khăn về xúc tiến đầu tư, nhiều nhà đầu tư muốn đặt trụ sở tại TPHCM nhưng vấn đề khó khăn của thành phố là quỹ đất công nghiệp và phần đất còn lại khá hạn hẹp để kêu gọi nhà đầu tư lớn. Mỗi năm thành phố kêu gọi đầu tư vào KCX - KCN khoảng 550 - 600 triệu USD trong 5 năm trở lại đây, năm 2023 có thu hút đột biến với khoảng 1 tỉ USD.

Theo ông Hưng, Hepza đang tham mưu trình thành phố trình Hội đồng nhân dân ban hành suất đầu tư trung bình kêu gọi đầu tư trong các KCX - KCN từ 12 - 15 triệu USD tùy ngành, tùy lĩnh vực, tùy KCN.

Hepza đang được UBND TPHCM giao nhiệm vụ xây dựng chương trình cụ thể thực hiện đề án này, trong đó bao gồm chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển đổi, thích ứng trong giai đoạn mới. Chuyển đổi công nghệ, chuyển đổi ngành nghề hay dịch chuyển đầu tư ở các khu vực khác để tiếp tục các lĩnh vực của nhà đầu tư. Lộ trình từ năm đến 2024, Hepza sẽ tham mưu thành phố ban hành những chính sách này.