搜索

【keo nha cai.d】Góc nhìn từ chợ tự tiêu tự sản

发表于 2025-01-10 01:03:29 来源:88Point

Hoạt động từ lúc tờ mờ sáng và kết thúc trễ nhất khoảng 9 giờ,ừchợtựtiutựsảkeo nha cai.d các chợ tự tiêu tự sản là điểm mua hàng lý tưởng cho những người thích săn hàng giá rẻ và ngon. 

Vì nhu cầu bức xúc nên UBND thị trấn Nàng Mau phải bố trí tạm cho bà con bán hàng tự tiêu tự sản trên nền chợ Nàng Mau cũ.

Tự tiêu tự sản là cách gọi dành cho những hộ buôn bán hàng tự nuôi trồng, có gì bán nấy. Thường họ chỉ ngồi một góc của chợ hoặc bưng thau, xề đi bên vỉa hè. Bởi, hầu hết người bán đều không ổn định, phần lớn là các hộ dân quanh vùng tự sản xuất tự cung ứng cho gia đình, phần còn lại thì đem bán để mua lại sản phẩm khác.  

Hút khách vì giá rẻ

Chưa đầy 6 giờ sáng, chợ Nàng Mau, huyện Vị Thủy đã đông người mua bán. Chợ này được đánh giá là sầm uất và hình thành khá lâu ở tỉnh. Trời mưa không ngớt hạt, người đi chợ vừa mặc áo mưa vừa đảo khắp chợ. Để tiện hơn, đa phần người đi chợ lựa chọn ghé vào khu tự tiêu tự sản (gần chân cầu kênh Hậu, nền chợ Nàng Mau cũ).

Chỗ của ông Võ Văn Nuôi ở ngay góc chợ, được gọi là lô hẳn hoi nhưng toàn bộ diện tích chừng 1,2m. Đều đặn mỗi ngày ông ngồi ngay vị trí ấy, bày vài ba trái mướp, bầu, có khi là bó đậu, bó rau. Với ông, bán hết mớ hàng này cũng đủ mua một ít thịt heo mang về nấu bữa cơm trưa. Còn chị Nguyễn Thị Thủy, ngồi cạnh bên, hôm nào cũng đạp xe từ nhà ở xã Vị Trung ra chợ ngồi mấy tiếng đồng hồ chỉ để bán vài bó rau vườn mới hái. Sản phẩm hôm nay gồm đọt lang, đọt choại và mớ nấm rơm. Nếu bán hết thì tiền lời chưa tới 40.000 đồng. “Có người hỏi mua hết 3 mụt măng, giờ còn nấm rơm, ráng ngồi đợi đến hết giờ chắc có người mua. Mùa mưa, mọi người đi chợ trễ lắm!”, chị Thủy tâm sự.

Nếu để trên quầy sạp, cùng một loại rau, củ hay sản phẩm bất kỳ giá sẽ được tính cao hơn. Do vậy mà có bà con nào mang đồ trong vườn ra thì dĩ nhiên người đi chợ sẽ ưu tiên mua trước, vì mỗi thứ đều rẻ hơn từ 2.000-3.000 đồng. Vì cùng là nông dân, những người bán rau, củ ở chợ này không hề có hành động hay lời nói cạnh tranh với nhau. Người bán hết hàng sớm hoặc ít hàng đôi khi cho hộ kế bên để nhờ.

Người ghé mua tại khu này không chỉ mang về cho gia đình bữa cơm ngon mà còn thu gom về rồi bán lại. “Chủ yếu mang hàng ra bán để kiếm tiền mua cá, thịt về cho bữa cơm hoặc kiếm chút đỉnh cuối tháng đóng tiền điện, nước nên tôi không đặt nặng chuyện cho để nhờ khi người dân trong vườn ra bán”, ông Nuôi chia sẻ.

Chợ tự tiêu tự sản góp phần vào tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, giải quyết hàng hóa sản xuất thừa ở quy mô nhỏ lẻ và tạo thêm nguồn thu nhập bổ sung cho người dân. Vì thế mà trong quy hoạch xây dựng chợ, mỗi nhà đầu tư (hoặc chợ do Nhà nước quản lý) đều dành một phần cho các hộ nông dân ra bán. Đây còn là chính sách đúng đắn của Nhà nước hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn. Dù vậy, không phải chợ nào cũng bố trí và đủ chỗ cho hàng tự sản bày biện. 

Nỗi lòng “buôn gánh bán bưng”

Tại chợ Vị Thanh, thành phố Vị Thanh, chủ đầu tư xây dựng hẳn khu chợ với tên gọi “Chợ nông thôn” cho các hộ buôn gánh bán bưng vào ổn định. Giá thuê lô được tính 7.000 đồng/ngày. Tiểu thương muốn bán phải đăng ký, đồng thời mỗi ngày dù bán hay không vẫn phải đóng tiền giữ lô. Theo nhiều tiểu thương, chợ này không chỉ có hàng tự tiêu tự sản mà còn có sự “góp mặt” của nhiều tiểu thương bên trong nhà lồng chính đăng ký. Bởi buổi sáng, bên trong nhà lồng thường ế ẩm hơn. Trong khi đó, tại chợ Cái Tắc, huyện Châu Thành A, quỹ đất dành cho chợ vốn đã hẹp nay nhu cầu buôn bán càng phát sinh, chỗ buôn bán cho hàng tự sản ngày càng teo tóp. Nhiều hộ làm liều bày hàng dọc chân cầu bất chấp ẩn họa mất an toàn giao thông.  

Chợ tự tiêu tự sản vốn cũng là một phần trong chợ Nàng Mau hiện hữu, thế nhưng vì chợ ngày càng quá tải, khâu sắp xếp chợ của nhà đầu tư không hợp lý, dần dà khu này trở thành nơi buôn bán của bạn hàng. Các hộ trong vườn ra không có chỗ phải “chạy” qua nền chợ Nàng Mau cũ để bán. “Nhà tôi có con nhỏ đang học, nếu không ra chợ bán thì làm sao có mấy chục ngàn xoay sở  hàng ngày. Chịu khó một chút mà có tiền. Lúc trước, tôi bán gần mép bờ sông của chợ Nàng Mau, nhưng giờ chỗ đó toàn bạn hàng ra bán, các hộ trong vườn như tôi không còn chỗ đành dọn ra chỗ này. Nhiều hôm vừa mang đồ ra bán thì bị ngành chức năng đuổi, còn nếu thuê lô thì phải có tiền đầu tư để mua hàng, nhưng kinh tế gia đình lại khó khăn”, chị Thủy tâm sự.

Cũng nhiều lần tình hình buôn bán khu này khá lộn xộn, làm ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán của tiểu thương có lô sạp hẳn hoi nên UBND huyện Vị Thủy chỉ đạo chấn chỉnh hoạt động mua bán. Ông Võ Thanh Sử, Chủ tịch UBND thị trấn Nàng Mau, cho biết: Địa phương cũng nhiều lần xuống dọn dẹp rất quyết liệt, nhắc nhở thì không có các hộ buôn bán. Ngặt nỗi, sau khi dọn xong họ lại bày ra bán tiếp. Cho nên chúng tôi tập trung vận động các tiểu thương có lô sạp trở về vị trí cũ, đồng thời yêu cầu Ban quản lý chợ Nàng Mau sắp xếp lại vị trí buôn bán. Còn các hộ trong vườn ra có vài mớ rau, cá thì làm căng quá cũng thấy tội. Về chủ trương thì không cho phép, nhưng xuất phát từ bức xúc, địa phương mới bố trí cho bà con mua bán tạm từ 5-9 giờ sáng mỗi ngày. Địa phương biết rằng nếu dẹp quyết liệt vẫn được nhưng còn phải nghĩ đến ổn định cuộc sống cho bà con, vì đa phần họ nghèo khó hoặc từng buôn bán lỗ vốn giờ chạy ra ngoài kiếm chút tiền trang trải.

Bài, ảnh: KIM ĐIỀU

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【keo nha cai.d】Góc nhìn từ chợ tự tiêu tự sản,88Point   sitemap

回顶部