【kèo mu vs chelsea】Sốc với "công nghệ tăng trọng” heo thịt
Thật kinh hoàng khi chứng kiến từng con heo bị khớp miệng treo lên để bơm nước vào trước khi bị mổ để ra sạp, ra chợ. Phía trên là thùng nước đen ngòm, phía dưới là từng con heo bụng căng tròn như quả bóng, có con không đứng được ngã lăn quay ra sàn vì “no” nước bởi "công nghệ tăng trọng" heo thịt trước khi ra sạp, ra chợ.
Hai lần cho heo... "no" nước
Không cần biết nước bơm vào heo có sạch hay không sạch, nhưng chất lượng thịt sẽ giảm và cũng gây nguy hiểm cho sức khoẻ của người tiêu dùng ít nhiều | ||
Ông Đặng Hoàng Hà, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành, Thanh tra Sở NN-PT-NT tỉnh Cà Mau | ||
Rạng sáng 4.6, tổ công tác của Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PT-NT) tỉnh Cà Mau đột nhập vào lò mổ của ông Nguyễn Quốc Tuấn (ngụ ấp Tân Bữu, xã Tân Hưng Đông, H.Cái Nước), bắt quả tang cơ sở của ông Tuấn tổ chức bơm nước vào heo hơi trước khi mổ.
Trước mắt chúng tôi là hai con heo được khớp miệng treo lên, phía trên là thùng nước được đặt ống truyền nước thẳng vào heo. Và đây cũng là “công nghệ” làm tăng trọng heo của các cơ sở giết mổ.
Ông Cao Mạnh Hùng, Tổ trưởng tổ Kiểm dịch động vật cho biết: “Tính bình quân, heo có trọng lượng 100 kg, nếu không bơm nước, số lượng thịt cho ra sau khi giết mổ khoảng 84 kg, còn khi bơm nước vào thì số lượng thịt sẽ tăng lên hơn 90 kg. Bằng hình thức này, các chủ cơ sở kinh doanh thu lợi từ 400 đến 500.000 đồng/con. Thịt của heo bị bơm nước sẽ giảm chất lượng và sẽ sớm bị hư hỏng, hôi thối hơn”.
Qua kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cá thể của ông Tuấn cho thấy, ông Tuấn chỉ đăng ký bán thịt heo, chứ không đăng ký giết mổ. Ngành chức năng đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với cơ sở của ông Tuấn ở hai lỗi: cố tình đưa nước vào động vật (heo sống) trước khi giết mổ nhằm gian lận trong kinh doanh; không đủ điều kiện vệ sinh thú y theo quy định đối với cơ sở giết mổ động vật. Tổng số tiền phạt cho hai lỗi này là 6,5 triệu đồng.
Theo đoàn kiểm tra, đối với lượng heo nhập tỉnh, trước khi giết mổ, nhiều con heo bị bơm nước đến hai lần: lần đầu của thương lái, lần hai là của lò mổ. Và với hình thức gian lận nói trên, người tiêu dùng đã bị móc túi một cách trắng trợn.
|
Ảnh hưởng sức khỏe người dùng
Từ đầu năm đến nay, Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau phát hiện 31 trường hợp lò mổ tập trung và cơ sở nhỏ lẻ tổ chức bơm nước vào heo hơi với trên 200 con. Trong đó, Thới Bình là địa phương có số cơ sở vi phạm nhiều nhất: 14 cơ sở.
Tuy nhiên, mức xử phạt hành vi “tăng trọng” cho heo khá nhẹ so với lợi nhuận nên các đa số các cơ sở giết mổ đều thực hiện.
Ông Cao Mạnh Hùng thông tin, gần như 100% cơ sở kinh doanh đều vi phạm khi lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra. Tuy nhiên, sau khi bị phát hiện các chủ kinh doanh áp dụng nhiều hình thức tinh vi hơn, gây khó khăn cho lực lượng chức năng.
Mặt khác, nếu phát hiện cơ sở vi phạm bao nhiêu lần cũng chỉ áp dụng khung phạt hành chính từ 3 - 4 triệu đồng/lần, mà chưa có biện pháp chế tài khác nên các chủ lò tỏ ra “lờn” phạt. Như trường hợp cơ sở giết mổ của ông Lữ Văn Triều (ấp 9, xã Tân Lộc, H.Thới Bình), cả 3 lần đều bị đoàn kiểm tra bắt quả tang cơ sở bơm nước vào heo hơi.
Ông Đặng Hoàng Hà, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành, Thanh tra Sở NN-PT-NT tỉnh nhận xét: “Không cần biết nước bơm vào heo có sạch hay không sạch, nhưng chất lượng thịt sẽ giảm và cũng gây nguy hiểm cho sức khoẻ của người tiêu dùng ít nhiều”.
|
(Theo TNO)
(责任编辑:Thể thao)
- Phuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?
- Mưa lớn gây ngập đường và ách tắc giao thông ở Đồng Xoài
- Chuẩn bị nhân lực cho việc phát triển điện hạt nhân
- Khối 7 ký kết giao ước thi đua
- Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- Cứu kịp thời bé trai bị nan hoa xe máy đâm xuyên cổ
- Phát hiện mực khô kéo giãn như dây thun
- Nguyên tắc, điều kiện và đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở
- Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Adelaide United, 15h00 ngày 6/1: 3 điểm xa nhà
- Lộc Ninh: Nguy cơ thiếu nước tưới cho hồ tiêu
- Đoàn trường đại học Kinh tế tổ chức đợt công tác xã hội
- Giảm thiểu tác động của môi trường ở sông Mekong
- Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam
- 2 triệu người tử vong mỗi năm vì ô nhiễm không khí