【ketquabongda tructuyen 7m】Cuộc gọi lừa đảo tuyển cộng tác viên TikTok, YouTube vẫn hoành hành
作者:Thể thao 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 19:55:12 评论数:
Cuộc gọi lừa đảo tuyển cộng tác viên TikTok,ộcgọilừađảotuyểncộngtácviênTikTokYouTubevẫnhoànhhàketquabongda tructuyen 7m YouTube vẫn hoành hành
(Dân trí) - Lời mời "làm cộng tác viên kiếm tiền từ xa" hay "việc nhẹ lương cao" là chiêu trò mà các đối tượng này thường xuyên sử dụng để thực hiện hành vi lừa đảo.
"Vài ngày gần đây, tôi liên tục bị làm phiền bởi các cuộc gọi mời chào làm cộng tác viên của TikTok, Zalo hay Điện máy xanh. Biết được rằng đây là những cuộc gọi lừa đảo nên tôi đều từ chối. Tuy nhiên, tần suất các cuộc gọi lừa đảo xuất hiện rất dày đặc, chặn số này thì số khác lại gọi đến", anh Trần Ngọc, một nhân viên văn phòng tại quận 6, TPHCM, chia sẻ.
Lời mời "làm cộng tác viên kiếm tiền từ xa" hay "việc nhẹ lương cao" là chiêu trò mà các đối tượng này thường xuyên sử dụng để thực hiện hành vi lừa đảo. Điểm chung của hình thức lừa đảo này là mời làm việc để có thêm thu nhập với công việc rất đơn giản như chia sẻ nội dung trên nền tảng TikTok, YouTube hoặc ấn theo dõi, thả tim các video.
Với lời hứa có thể dễ dàng kiếm được từ 200.000-400.000 đồng/ngày, các đối tượng sẽ tạo niềm tin với nạn nhân bằng cách trả lương rất đầy đủ trong thời gian đầu. Sau đó, nạn nhân cần phải nâng cấp nhiệm vụ để nâng mức lương.
Từ đây, các đối tượng sẽ bắt đầu thực hiện nhiều chiêu trò dẫn dắt để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Không ít người đã vô tình sập bẫy của những đối tượng lừa đảo và mất trắng hàng chục, thậm chí cả trăm triệu đồng.
"Ngày nào tôi cũng nhận 2 - 3 cuộc gọi lừa đảo. Đáng nói, ngay khi tôi từ chối và nói rằng không có nhu cầu, nhóm người này lập tức đáp trả bằng những lời lẽ thô tục, chửi bới, thậm chí là đe dọa", chị Mai Ngọc, một nhân viên văn phòng tại quận Bình Thạnh, TPHCM, bức xúc chia sẻ.
Chị Ngọc cho biết bản thân là một người thường xuyên mua sắm trên các trang thương mại điện tử. Do đó, chị không thể bỏ qua hoàn toàn những cuộc gọi từ số lạ, vì chúng có thể đến từ các đơn vị vận chuyển hàng. Chị cũng đã sử dụng một số phần mềm chặn cuộc gọi rác, nhưng chưa đạt được hiệu quả mong muốn.
Ngày 15/4 vừa qua, các nhà mạng đã khóa 2 chiều đối với hàng loạt thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin so với Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư. Tuy nhiên, có vẻ như vấn đề về SIM rác, cuộc gọi lừa đảo vẫn chưa được kiểm soát.
Trao đổi với PV Dân trí, đại diện một nhà mạng cho biết những trường hợp người dùng sử dụng số điện thoạikhông phải do cá nhân đăng ký sở hữu thuê bao đó (thuê bao không chính chủ), nhưng thông tin đăng ký trùng khớp với CSDLQG thì vẫn được tính là hợp lệ. Đây chính là kẽ hở giúp cho SIM rác vẫn ngang nhiên tồn tại tràn lan trên thị trường.
Gần đây, trong văn bản gửi đến Ủy ban Nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết thời gian vừa qua, hoạt động mua bán SIM rác vẫn diễn ra phổ biến. Mặc dù thuê bao điện thoại có đầy đủ thông tin cá nhân nhưng không do chính chủ sử dụng.
Nhiều doanh nghiệp, cá nhân đứng tên đăng ký sở hữu hàng nghìn SIM nhưng không rõ mục đích sử dụng, không phù hợp với nhu cầu thực tế hoặc so với số lượng nhân viên hiện có. Điều này đã dẫn đến tình trạng bùng phát các cuộc gọi quấy rối, khủng bố đòi nợ, lừa đảo, bôi nhọ, xúc phạm gây mất trật tự, an toàn xã hội, nhiều người dân đã bị thiệt hại về tài sản.
Nhằm chấn chỉnh tình trạng nêu trên, xử lý triệt để vấn đề SIM rác, Bộ TT&TT triển khai đợt thanh tra diện rộng hoạt động đăng ký, lưu trữ thông tin thuê bao trên phạm vi toàn quốc từ ngày 5/4/2023 - 5/6/2023.