VHO - Ở thành phố Vinh (Nghệ An) lại đang dấy lên câu chuyện đi tìm lăng mộ vua Quang Trung từ một số nhà nghiên cứu lịch sử,ăngmộhoàngđếQuangTrungtọaởNghệtruc tiep ti so bong da hom nay theo họ chúng ta không nên để việc này chìm sâu vào quên lãng.
Tuy nhiên vấn đề lại không hề đơn giản bởi bao nhiêu năm qua, nhiều nhà nghiên cứu rất tâm huyết đã dày công đi trên hành trình đầy ý nghĩa này, nhưng vẫn chưa có kết quả.
Trước đây, nhiều giả thuyết lăng mộ chủ yếu tập trung ở Huế, song cũng có một số quan tâm khu vực khác ở ngoài Huế, trong đó có thành phố Vinh.
Những giả thuyết được đưa ra
Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, khảo cổ cho rằng, vì Phú Xuân (Huế) là nơi Quang Trung lên ngôi hoàng đế, nơi đóng đô, điều hành đất nước, trút hơi thở cuối cùng và có lăng chính thức, vì thế theo lô gíc thông thường thì vua Quang Trung phải được mai táng tại Huế.
Từ lâu có ý kiến lại cho rằng, nơi chôn cất của Hoàng đế Quang Trung ở tại khu vực gò Dương Xuân (phường Trường An, TP Huế).
Khu vực này, trước đây là cung điện Đan Dương và có lăng mộ của vua Quang Trung tên là Đan Lăng.
Thế nhưng, đầu tháng 10.2016, Viện Khảo cổ phối hợp với Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế mở sáu hố thăm dò ở Dương Xuân, nhưng vẫn chưa tìm thấy dấu tích…
Cũng theo diễn tiến, tháng 5.2011, thành phố Vinh (Nghệ An) tổ chức hội thảo khoa học về Phượng hoàng Trung Đô trong đó có giả thuyết lăng mộ vua Quang Trung được đặt ở Nghệ An, Ban tổ chức hội đã mời ông Nguyễn Đắc Xuân tham gia với tư cách là nhà nghiên cứu đã dành nhiều thời gian đi tìm lăng mộ vua Quang Trung.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã gửi thư cho lãnh đạo tỉnh Nghệ An để phản bác tất cả giả thuyết cho rằng lăng mộ vua Quang Trung có thể có ở Phượng hoàng Trung Đô.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân: Vua Gia Long đã quật mồ vua Quang Trung để trả thù cho chín đời chúa Nguyễn.
Ngoài trả thù, việc quật mồ cũng nhằm để diệt tuyệt sự trỗi dậy của nhà Tây Sơn. Đất Phú Xuân là của nhà Nguyễn nên luôn có người ở lại theo dõi mọi động tĩnh.
Như bà Ngọc Tuyên, là cô ruột Nguyễn Ánh dưới vỏ bọc bà vãi Vân Dương, đã làm nội gián cho Nguyễn Ánh để lấy thông tin và dụ hàng nhiều nhân tài của Tây Sơn...
Khi các tướng Tây Sơn ra hàng Nguyễn Ánh như tướng Lê Chất, Ngô Văn Sở… thì họ phải chỉ cho Nguyễn Ánh nơi chôn cất của vua Quang Trung, nếu chỉ sai sẽ bị chém đầu.
Trong thời gian hai tháng chịu tang Hoàng đế Quang Trung, ở Phú Xuân nội bất xuất ngoại bất nhập nên không thể đưa thi hài vua đi ra khỏi thành được.
Tuy vậy, những ý kiến, lập luận này đã nhận phải nhiều phản bác khác nhau từ một số nhà nghiên cứu.
Hé lộ lăng mộ vua Quang Trung?
Nhiều ý kiến cho rằng, vua Quang Trung là một người sáng suốt lại hiểu rõ mình có nhiều kẻ thù nên ngay khi còn sống, ông đã lệnh cho hạ cấp trung thành xây dựng lăng mộ ở một nơi bí mật.
Vì vậy, lăng mộ mà Nguyễn Ánh quật lên chỉ là mộ giả do vua Quang Trung tạo ra. Đó là căn cứ để nhiều nhà nghiên cứu đi tìm phần mộ của vua Quang Trung.
Được biết, ngày 11.7.2012, UBND tỉnh Nghệ An có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc “Xin ý kiến chỉ đạo việc phục hồi di tích Phượng hoàng và tìm lăng mộ Hoàng đế Quang Trung”. Văn bản gửi có đoạn nêu rõ: “UBND tỉnh Nghệ An kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh Nghệ An phối hợp với Thừa Thiên Huế tiến hành tập hợp các nhà khoa học, các nhà ngoại cảm, tâm linh, các thiết bị máy móc cần thiết, tiếp tục khảo sát thực địa; sau đó tổ chức một số cuộc hội thảo chuyên sâu để tạo sự thống nhất cao”.