“Dù đã về hưu nhưng ông luôn quan tâm đến Binh đoàn. Lúc ốm phải nằm viện,ờidặnsâusắccủaTrungtướngĐồngSỹNguyênvớiBinhđoàxep hang tây ban nha ông vẫn hỏi đơn vị dạo này thế nào”, Thiếu tướng Đào Văn Tân, nguyên Chính uỷ Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) mở đầu câu chuyện khi chia sẻ về Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên.
Dấu ấn trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại
Thiếu tướng Đào Văn Tân kể, trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta bước vào thời kỳ cam go quyết liệt nhất, đòi hỏi sức người, sức của lớn nhất cho chiến trường miền Nam, tháng 1/1967, Quân uỷ TƯ, Bộ Quốc phòng điều ông Đồng Sỹ Nguyên về làm Tư lệnh đoàn 559 (Bộ Tư lệnh Trường Sơn).
Thiếu tướng Đào Văn Tân, nguyên Chính uỷ Binh đoàn 12 |
Với nhãn quan chiến lược của người từng trải, ông Đồng Sỹ Nguyên chủ động đề xuất với tập thể Đảng uỷ Bộ Tư lệnh không lấy phòng tránh là chính như trước đây, thay vào đó phải “đánh địch mà đi, mở đường mà tiến”. Tất cả các lực lượng phải tập trung bám đường, bám trọng điểm.
“Chủ trương mới do ông Đồng Sỹ Nguyên đề xuất đã được bộ đội Trường Sơn hưởng ứng trên khắp chiến trường.
Với mạng lưới phòng không nhiều tầng của ta, máy bay địch bay thấp thì bị súng bộ binh của ta tiêu diệt, bay cao thì bị cao xạ pháo bắn hạ. Nhiều máy bay của địch đã bị tiêu diệt.
Thiếu tướng Đào Văn Tân xem lại những bức ảnh ông chụp cùng Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên |
Từ tư tưởng của ông Đồng Sỹ Nguyên, có nhiều đồng chí dùng súng đại liên thôi nhưng lên các điểm cao phục để bắn máy bay địch đi bên dưới. Rồi còn có người dũng cảm trèo lên cây cao để bắn”, ông Tân kể.
Thời đó, ông Đào Văn Tân đang hoạt động ở Sư đoàn cơ động chiến đấu, không ở Bộ Tư lệnh Trường Sơn, nhưng vẫn luôn nghe danh về vị Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên là người rất dũng cảm, mưu trí để mở tuyến đường Trường Sơn huyền thoại.
Nhờ đó, từ năm 1967 trở đi, số lượng hàng hoá, vũ khí đạn dược, nhu yếu phẩm vận chuyển vào miền Nam được gấp nhiều lần so với các năm trước.
Tư tưởng của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên là tư tưởng lớn, tầm nhìn quốc gia.
Đó là 1 vị tướng biết chỉ huy chiến đấu giỏi, trên cơ sở trận nào ông cũng chủ động đề ra nhiều sáng kiến và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (trái) đi kiểm tra tuyến đường Trường Sơn. Ảnh tư liệu |
Vị tướng ân cần, gần gũi
Ông Đồng Sỹ Nguyên cũng là người sâu sát với cấp dưới. Khi là Tư lệnh, ông vẫn thường xuyên chú ý đến bữa ăn của anh em hay có lúc ra mặt đường để kiểm tra, động viên mọi người đang làm nhiệm vụ.
Khi về công tác tại Binh đoàn 12 và giữ chức vụ Chính uỷ, Thiếu tướng Đào Văn Tân có nhiều cơ hội gặp gỡ Tướng Đồng Sỹ Nguyên hơn, dù khi đó ông đã nghỉ hưu.
“Ông rất ân cần, gần gũi và quan tâm đến cấp dưới, không quan cách gì cả, khi gặp nhau chúng tôi nói chuyện rất thoải mái.
Lúc tôi tới báo cáo với ông chuyện đơn vị, dù đã về hưu nhưng ông luôn luôn quan tâm đến Binh đoàn 12 là đơn vị làm ăn thế nào, kinh tế có phát triển không, đơn vị ổn định không, có khó khăn gì.
Lãnh đạo Binh đoàn 12 tới thăm, chúc Tết Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên năm 2009 (Thiếu tướng Đào Văn Tân đứng ngoài cùng bên phải) |
Những lần về thăm Binh đoàn, ông vẫn luôn nhắc đơn vị rằng, bao giờ làm việc cũng phải đúng luật pháp, xây dựng Binh đoàn phải quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên, phát triển Binh đoàn trên cơ sở mọi người có đồng lương khá.
Cho đến lúc ốm nằm ở bệnh viện, ông vẫn hỏi đơn vị dạo này thế nào”, ông Tân chia sẻ và cho hay, Tướng Đồng Sỹ Nguyên được xem như là người anh cả của bộ đội Trường Sơn.
Nguyên Chính uỷ Đào Văn Tân nói: “Đối với chúng tôi là thế hệ đi sau, dù có những lúc cam go và khó khăn nhất trong xây dựng kinh tế nhưng Binh đoàn luôn phát huy truyền thống của thế hệ đi trước, đặc biệt là bác Đồng Sỹ Nguyên, để khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên qua lời kể của nguyên Bộ trưởng Phạm Văn Trà
Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phạm Văn Trà chia sẻ, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên là người cương quyết, kiên định, dám chịu trách nhiệm.