游客发表
Nâng cao đời sống nhân dân
Trước đây,ệnvềltd bd vn hom nay mọi hoạt động trong cuộc sống hằng ngày của gia đình bà Nguyễn Thị Vóc ở thôn 2, xã Đường 10 gặp rất nhiều khó khăn và bất tiện vì không có điện. Để tưới vài chục nốc tiêu quanh nhà, vợ chồng bà phải thay nhau gánh từng thùng nước. Giờ đây, bà chỉ cần bật công tắc điện, cầm vòi nước là có thể tưới cây. Mọi hoạt động trong cuộc sống hằng ngày đều đã có điện để phục vụ. Gia đình bà Vóc cũng như hơn 150 hộ dân nơi đây rất vui mừng và phấn khởi vì có điện phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt sau hơn 20 năm chờ đợi. Bà Vóc phấn khởi nói: Giờ tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện, bếp từ, máy móc tưới cây trồng đều chạy bằng điện. Người dân ở đây giờ cũng ổn định, cuộc sống có nhiều thay đổi, bà con phấn khởi lắm.
Nhờ có điện, bà Nguyễn Thị Vóc ở thôn 2, xã đường 10, huyện Bù Đăng không còn tưới cây bằng cách gánh nước như trước đây
Tổ 3, thôn 2 với hơn 50 hộ dân là đồng bào S’tiêng sinh sống. Người dân nhiều thế hệ nơi đây phải sống trong cảnh đèn dầu tăm tối, cuộc sống vất vả vì không có điện. Nhưng từ đầu năm đến nay, diện mạo nông thôn đã thay đổi hoàn toàn, đời sống bà con ngày một nâng cao.
Thôn 2 là địa bàn vùng sâu, vùng xa của xã Đường 10. Năm 2020, chính quyền địa phương và ngành điện đã đầu tư hệ thống lưới điện hạ thế dài gần 6km. Đến tháng 4-2021, dự án hoàn thành, điện đã đến với bà con. Đây cũng là địa bàn người dân được tiếp cận, sử dụng điện lưới quốc gia cuối cùng của xã Đường 10. Qua đó đã góp phần nâng tỷ lệ hộ dân trên địa bàn xã được sử dụng điện lưới đạt 97%; đồng thời, góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Phó chủ tịch UBND xã Đường 10 Đào Văn Long chia sẻ: “Đến thời điểm này, hầu hết các hộ dân sinh sống trên địa bàn đều đã được tiếp cận, sử dụng điện phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất. Đối với các hộ sinh sống rải rác trong vườn rẫy, xa đường dây điện cũng đã tự trang bị cho mình nguồn điện năng lượng mặt trời. Từ đó, đời sống nhân dân đã và đang từng bước được nâng lên”.
Thúc đẩy phát triển sản xuất
Điện là nguồn năng lượng quan trọng không thể thiếu trong mọi hoạt động sinh hoạt và phát triển sản xuất của người dân. Trước đây, người dân thôn 2, xã Đường 10 nói riêng và các địa bàn vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh nói chung, việc tưới cho cây trồng gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém. Dù đất đai màu mỡ phù hợp để trồng nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao nhưng người dân vẫn chỉ thâm canh chủ yếu cây điều vì không có điện để tưới thường xuyên. Thời gian gần đây, nhờ có điện nên rất nhiều hộ dân nơi đây đã chủ động chuyển đổi vườn điều sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn như: sầu riêng, bơ, mít… Hoạt động phát triển sản xuất không ngừng được mở rộng, đời sống đang thay đổi từng ngày.
Xã Đường 10 là địa bàn vùng sâu, vùng xa của huyện Bù Đăng, với 1.957 hộ dân, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 51%. Đến nay, tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt hơn 99%, trong đó 97% hộ sử dụng điện lưới quốc gia. Phó chủ tịch UBND xã Đào Văn Long chia sẻ: “Trong 3-4 năm trở lại đây, đời sống người dân đã có nhiều đổi thay. Cơ bản người dân đã tiếp cận được nguồn điện để phục vụ phát triển sản xuất và đời sống sinh hoạt. Do đó, nhiều hộ có điều kiện mở rộng sản xuất, chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao. Đây là tín hiệu rất tích cực, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của bà con trong thời gian tới”.
Hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới về điện
Điện lực Bù Đăng đang quản lý 1 trạm biến áp 110kV, 572km đường dây trung thế, 524km đường dây hạ thế, 1.179 trạm biến áp với tổng dung lượng 151.883kVA. Để đảm bảo nguồn điện phục vụ hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân, ngành điện đã không ngừng đầu tư xây dựng hạ tầng, hệ thống đường dây điện, trạm biến áp. Trong giai đoạn từ 2016-2021, Điện lực Bù Đăng đã đầu tư 22km đường dây trung áp, 44km đường dây hạ áp, 21 trạm biến áp tổng công suất 1.050kVA với tổng kinh phí 35 tỷ đồng. Đến nay, tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới trên toàn huyện đạt 99,86%.
Phó giám đốc Điện lực Bù Đăng Nguyễn Anh Tuấn cho biết: “Song song với công tác bảo dưỡng, cải tạo, nâng cấp đường điện hiện hữu, Điện lực Bù Đăng tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư lưới điện nông thôn, những vùng sâu vùng xa có suất đầu tư thấp. Chúng tôi đã phối hợp chính quyền địa phương khảo sát các “vùng lõm” chưa có điện, đề xuất UBND huyện và tỉnh để đầu tư điện lưới trong thời gian tới”.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接