Đối với nhóm bị cáo nhận hối lộ,ụchuyếnbaygiảicứuNhiềubịcáokhôngyêucầuđưatiềnnhưngbịcámdỗbxh saudi pro đại diện VKS cho rằng, hành vi của các bị cáo đã làm hoen ố mục đích, ý nghĩa tốt đẹp của việc thực hiện chủ trương, chính sách nhân đạo của Nhà nước trong việc thực hiện các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước thời điểm dịch bệnh Covid-19. Các bị cáo phạm tội nhận hối lộ đã biến nhu cầu về sự an toàn của người dân thành cơ hội kiếm tiền của bản thân. Các bị cáo đã gây khó khăn, tạo cơ chế xin - cho, buộc doanh nghiệp phải đưa hối lộ mới được cấp phép chuyến bay, nên cần phải có mức hình phạt nghiêm khắc. Theo đại diện VKS, cũng cần phải xem xét đến việc thời điểm xảy ra vụ án, việc đưa công dân về nước chưa có quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục, đây là sơ hở để các bị cáo lợi dụng. Nhiều bị cáo không chủ động yêu cầu đưa tiền nhưng cũng không tránh được cám dỗ. Đại diện VKS cho rằng, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự cố gắng của các cấp, các bộ ngành và Nhân dân, công tác phòng chống tham nhũng đã có những bước tiến mạnh mẽ. Việc chống tham nhũng được thực hiện đồng bộ đã đẩy lùi vi phạm, giữ vững ổn định chính trị của đất nước, củng cố niềm tin của Nhân dân, nhiều vụ án có quy mô, tính chất đặc biệt nghiêm trọng được xử lý. Trong đó, vụ án này có số bị cáo bị khởi tố ở nhiều nơi, nhiều ngành, nhiều địa phương, hành vi phạm tội đặc biệt nguy hiểm, thủ đoạn tinh vi, số tiền nhận hối lộ đặc biệt lớn khiến dư luận xã hội lên án gay gắt. Việc TAND TP Hà Nội đưa các bị cáo ra xét xử thể hiện tính nghiêm minh, kịp thời, nhằm răn đe các bị cáo để phòng ngừa, giáo dục chung. Thời điểm xảy ra dịch Covid - 19, trước diễn biến phức tạp xảy ra ở Trung Quốc và lây lan nhanh, dịch bệnh đã gây ra hậu quả nặng nề về kinh tế, đặc biệt ảnh hưởng đến tính mạng của con người trên cả thế giới. Trước ảnh hưởng của dịch Covid - 19 với người Việt Nam ở nước ngoài, tháng 3/2020, Chính phủ đã tổ chức 1 chuyến bay giải cứu đưa 30 công dân Việt Nam từ Vũ Hán (Trung Quốc) về nước. Đến tháng 4/2020, Chính phủ tổ chức một số chuyến bay giải cứu chỉ thu phí vé máy bay và cho người dân cách ly tại cơ sở quân đội. Tháng 11/2020, do nhu cầu của công dân về nước rất lớn, trong khi việc cách ly và chi phí gặp khó khăn, Chính phủ đã tổ chức thí điểm 10 chuyến bay công dân tự nguyện trả phí toàn bộ (chuyến bay combo) và giao Tổ công tác của 4 Bộ, ngành (Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao), sau đó, bổ sung Bộ Công an, cùng phối hợp tổ chức các chuyến bay. Việc tổ chức các chuyến bay này thể hiện chủ trương nhân đạo, sự quan tâm của Chính phủ trong việc bảo hộ công dân. Đây là chủ trương đúng đắn, kịp thời, đã nhận được sự đánh giá cao của quốc tế, sự ủng hộ của trong và ngoài nước; thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước. Trong lúc cả nước căng mình phòng chống dịch, nhiều người phải bất chấp cả sự nguy hiểm đến tính mạng của mình để cùng phòng chống dịch thì một số bị cáo trong vụ án đã lợi dụng chủ trương nhân đạo, tốt đẹp của Nhà nước trong việc đưa người Việt Nam ở nước ngoài về nước để lợi dụng, trục lợi bằng cách gây khó khăn, nhũng nhiễu, làm khó doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải nâng giá vé máy bay, nâng chi phí để lấy tiền “bôi trơn”, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, làm mất đi bản chất tốt đẹp của chính sách của Nhà nước. Hành vi của các bị cáo đã phản bội lại sự cố gắng của các đồng chí, đồng đội của mình. Việc truy tố các bị cáo là cần thiết để đảm bảo phòng ngừa chung, nhằm rằn đe, giáo dục các bị cáo. Mức án đề nghị với nhóm bị cáo tội Đưa hối lộ vụ 'chuyến bay giải cứu'Ở phiên tòa xét xử vụ "chuyến bay giải cứu", đại diện VKS đề nghị mức án 11-12 năm tù với bị cáo Lê Hồng Sơn, Tổng Giám đốc; 10-11 năm tù với bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky về tội Đưa hối lộ. |