Ông cụ 90 tuổi Arnold Abbott và 2 mục sư ở thành phố Fort Lauderdale,n phtruc tiep nha cai bang Florida, Mỹ, ngày 4-11 vừa qua bị bắt giam và đang phải đối mặt với án phạt tù 60 ngày cùng khoản tiền phạt 500 USD. Lý do ông Arnold Abbott và 2 mục sư bị bắt là vì họ đem thức ăn cho người vô gia cư nơi công cộng. Trước đó, đầu năm nay, chính quyền bang Florida có lệnh cấm đem thức ăn cho người vô gia cư không đúng địa điểm tập trung theo quy định.
Ông Arnold Abbott đem thức ăn cho người vô gia cư đã hơn 30 năm qua. Ông Arnold Abbott bị cảnh sát dẫn giải đi khi vừa phát khay thức ăn đầu tiên trước sự chứng kiến của đám đông và các phương tiện truyền thông. Vấp phải một số lời chỉ trích từ những người bênh vực cho người vô gia cư, nhưng Thị trưởng thành phố Fort Lauderdale Jack Seiler cho rằng: “Chúng tôi chỉ làm theo pháp luật và các quy định của pháp luật phải được thực thi”.
Xin không bình luận về đúng - sai, hay - dở việc làm của cả ông Arnold Abbott và hành vi của người thực thi pháp luật chính quyền thành phố Fort Lauderdale. Nhưng có một điều chắc chắn là ở Việt Nam sẽ không xảy ra trường hợp như vậy. Bởi lẽ, hành động của ông Arnold Abbott xuất phát từ tấm lòng với người nghèo và không vụ lợi. Tiếp đó, ở Việt Nam thì gần như không thể có hành động được xem là bất kính như thế đối với một người đã 90 tuổi. Nếu điều đó xảy ra ở Việt Nam, có lẽ chính quyền và những cảnh sát thực thi nhiệm vụ sẽ bị công chúng lên án không thương tiếc, cho dù họ làm việc đúng quy định. Chẳng thế mà chỉ ở nước ta mới có câu “một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”!
Xin nêu một câu chuyện trong lịch sử nước ta Thế kỷ thứ XIII, có lần vợ của Thái sư (như thủ tướng hiện nay) Trần Thủ Độ ngồi kiệu đi qua chỗ cấm, bị quân hiệu ngăn lại. Về nhà bà khóc với ông rằng “Mụ này làm vợ ông mà bọn quân hiệu ấy khinh nhờn”. Thái sư Trần Thủ Độ giận, sai người đi bắt quân hiệu về trước mặt để xử lý. Ai cũng nghĩ binh sĩ quân hiệu ấy chắc là phải chết. Khi Thái sư Trần Thủ Độ hỏi, người quân hiệu đem sự thực trả lời. Ông nói: “Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa”, rồi lấy vàng lụa thưởng cho người ấy. |
Điều đáng suy ngẫm nữa trong câu chuyện này là tinh thần “thượng tôn pháp luật”. “Luật pháp bất vị thân” - là nguyên tắc cơ bản nhất, nguyên tắc sống còn tạo nên một xã hội pháp quyền. Từ ngàn xưa, các chế độ xã hội xây dựng nhà nước đều xuất phát từ nguyên tắc căn bản này. Nước ta hiện nay cũng đang xây dựng một nhà nước pháp quyền, tạo nên một xã hội pháp quyền. Thế nhưng đáng tiếc là trong thực tế ở nước ta có vô vàn những câu chuyện, đặc biệt là với người có chức quyền trong xã hội, đang luồn lách luật pháp và người cầm cân nảy mực thỏa hiệp, đồng lõa với sự luồn lách ấy. Sự luồn lách ngày một trở nên phổ biến và có ý nghĩa xã hội nhiều hơn là ý nghĩa pháp luật. Đó là tình trạng các nguyên tắc, quy chế, quy định, nội quy... được đặt ra nhưng kẽ hở lại quá nhiều và sau đó người thực thi lại cố tình né luật vì lợi ích cá nhân, gia đình, dòng họ và... lợi ích nhóm.
Nước Mỹ sôi động và biên độ tự do được mở ở tối đa đến mức có thể xóa nhòa đạo đức xã hội và bản chất nhân đạo, nhân văn. Tuy nhiên, nếu thực thi luật pháp không nghiêm, chắc chắn chính quyền nước Mỹ sẽ không thể quản lý được một xã hội “kiểu Mỹ”. Còn ở nước ta, nếu luật pháp không nghiêm, con đường đến một xã hội “văn minh, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” chắc chắn sẽ còn rất xa.
Trần Phương