发布时间:2025-01-27 09:13:37 来源:88Point 作者:Cúp C2
>> Siêu lừa sa lưới - Bài 1: Biến nạn nhân thành đồng bọn
>> Siêu lừa sa lưới - Bài cuối: Chuyện ảo... nhưng thật đến không tưởng
Trong hai ngày 3 và 4-5,ừasalướiTograveatrảhồsơvigravenhiềutigravenhtiếtmớmáy tính dự đoán bóng đá bsport TAND tỉnh xét xử sơ thẩm bị cáo Hồ Thị Kim Luân (35 tuổi, ngụ Bình Phước) cùng 5 đồng phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Ngoài Hồ Thị Kim Luân, 5 bị cáo còn lại gồm Nguyễn Thị Hồng Thanh (33 tuổi), Vũ Thị Diệu Thúy (43 tuổi), Lê Trần Minh (40 tuổi) cùng ngụ tỉnh Bình Phước bị khởi tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hai bị cáo Huỳnh Phạm Phương Thảo (SN 1980), Bùi Nguyễn Minh Thảo (SN 1994) bị khởi tố tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Các bị cáo tại phiên tòa (Hồ Thị Kim Luân ngoài cùng bên phải)
Theo hồ sơ vụ án, năm 2010 Luân được nhận vào làm nhân viên Kho K899 (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) thuộc Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng. Cuối năm 2011, Luân nghỉ việc, cùng gia đình chuyển về sống tại TX. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Do không có tiền tiêu xài, Luân nảy sinh ý định lừa đảo bằng việc tung tin mình là nhân viên quốc phòng, quen nhiều lãnh đạo ở Cục Quân khí, có thể xin việc làm trong các đơn vị quân đội và mua bán đất dự án tại Kho K882 và kho K860, Cục Quân khí với giá rẻ và được đền bù với giá cao. Với chiêu bài này, đã có 12 nạn nhân mắc bẫy của “siêu lừa” này.
Đầu năm 2012, Luân quen Nguyễn Thị Hồng Thanh (con gái bà Đỗ Thị Vân, SN 1958, ngụ TX. Đồng Xoài). Luân giới thiệu mình là cán bộ Kho K882 (ở huyện Đồng Phú) đang nghỉ thai sản. Do từng làm việc tại Kho K899 nên Luân biết tên của lãnh đạo và các thuật ngữ chuyên dùng trong quân đội khiến Thanh tin và nhờ Luân xin vào làm tại Kho K882. Luân nhận của Thanh 40 triệu đồng, hứa 1 tháng có việc. Tháng 5-2012, Luân làm giả “Thông báo tuyển dụng” với nội dung tuyển Thanh vào K882. Vì Luân chỉ đưa bản photocopy nên Thanh nghi ngờ, tìm hiểu, phát hiện giấy giả nên đòi tiền thì Luân thú nhận lừa Thanh.
Dù bị lừa, nhưng khi nghe Luân hứa cho 1 triệu đồng/ngày, mua xe máy, mua vàng, cho tiền tiêu xài và trả lại tiền cho Thanh nếu nói với mẹ Thanh đưa tiền để Luân xây nhà máy nước, khi hoạt động sẽ trả lại thì Thanh đồng ý! Vì vậy Thanh đưa mẹ mình xem tờ “Thông báo tuyển dụng” để mẹ chi tiền xin việc cho Nguyễn Thị Hương Thùy (em gái Thanh). Sau khi lừa được của bà Vân 77 triệu đồng, Luân trả lại cho Thanh 40 triệu đồng đã lừa trước đó.
Nhận thấy lừa bà Vân khá dễ, Luân tiếp tục tung tin Thanh - Thùy đã được tuyển dụng nên đủ tiêu chuẩn mua đất tại Kho K882. Luân yêu cầu Thanh nói với bà Vân là có nhiều người đã nộp tiền mua đất. Nghe con gái nói, bà Vân đưa Luân 210 triệu đồng để mua cho Thanh - Thùy mỗi người 1 ha cao su, 1 lô đất ở Kho K882 và 1 lô đất ở Kho K860 (tỉnh Đồng Nai). Lừa xong vụ này, Luân tiếp tục “nổ” ở Kho K860 có nhiều người được mua đất nhưng không có tiền nộp, chỉ cần mua lại suất khi giải tỏa sẽ nhận tiền bồi thường rất cao. Nghe vậy bà Vân đưa thêm Luân 573 triệu đồng mua 10 lô. Tổng số tiền bà Vân bị con gái ruột mình là Thanh giúp Luân lừa 860 triệu đồng.
Trong quá trình lừa bà Vân, Luân nhờ Thanh giới thiệu làm quen với bà Đỗ Thị Thanh Luân (SN 1973, dì ruột Thanh)! Cũng với “chiêu” lừa bà Vân, Kim Luân đã lừa bà Thanh Luân số tiền trên 1,7 tỷ đồng. Để lừa bà Thanh Luân, ngoài sự trợ giúp đắc lực của Thanh, Kim Luân còn thuê người lần lượt đóng giả Chủ nhiệm K882, cán bộ Tổng cục Kỹ thuật, cán bộ Kho K882 gặp bà Thanh Luân để rỉ tai về các dự án đất. Thậm chí, trong lúc lừa bà Thanh Luân, Kim Luân phát hiện nạn nhân có 2 người cháu chưa có việc làm nên lừa tiếp 90 triệu đồng của 2 người này.
Táo tợn hơn, Kim Luân còn thuê đối tượng Lê Trần Minh đóng giả… “tướng” quân đội để lừa đảo. Tháng 9-2015, biết bà Trần Thị Bích Phượng (SN 1986, ngụ huyện Bù Gia Mập, Bình Phước) chuyên cho vay lãi cao, nên Luân bàn với bị can Thúy (từng là nạn nhân của Luân) tìm cách lừa bà Phượng.
Theo đó, Thúy giới thiệu để Luân vay tiền. Cũng với chiêu bài cần tiền mua đất ở Kho K860, Thúy phao tin đã đi xem đất, còn Kim Luân đưa 1 sổ tiết kiệm trị giá 100 triệu đồng và sổ đất đứng tên Hồ Văn Thọ (cha của Luân) để bà Phượng tin tưởng cho vay 510 triệu đồng. Đến hạn trả nợ, bị bà Phượng đòi ráo riết, Luân cùng Thúy thuê Minh đóng giả… “thiếu tướng” của Cục Quân khí, gọi điện cho bà Phượng để cho rằng dự án mà Luân - Thúy đang đầu tư là có thật.
Nghe “thiếu tướng” gọi, bà Phượng tin tưởng tiếp tục cho Luân - Thúy vay thêm 3,1 tỷ đồng. Đến tháng 11-2015, Luân - Thúy lấy lý do chưa bán được đất ở Kho K860 nên mượn lại các giấy tờ đã thế chấp để bán lấy tiền trả nợ. Tin lời, bà Phượng đưa lại giấy tờ cho Luân - Thúy và mãi mãi không đòi được nợ. Tổng số tiền Kim Luân - Thúy lừa của bà Phượng 3,6 tỷ đồng.
Ngoài lần thuê Minh đóng giả “thiếu tướng Tuấn” để lừa bà Phượng, Kim Luân và Thúy còn nhiều lần thuê Minh giả “thiếu tướng” để lừa các ông, bà: Nguyễn Danh Mạc (SN 1964, ngụ huyện Đồng Phú) số tiền hơn 2 tỷ đồng, Phạm Thị Hường (SN 1976, ngụ TX. Đồng Xoài) số tiền hơn 2,5 tỷ đồng… cũng với thủ đoạn có hàng chục lô đất ở Kho K860 giá rẻ chưa có người mua, nếu đầu tư khi giải tỏa mỗi lô lời hàng tỷ đồng. Cứ mỗi lần nhập vai “thiếu tướng”, Minh đều được trả công. Tổng số tiền lừa của 12 nạn nhân lên tới trên 18,1 tỷ đồng.
Qua thẩm vấn tại tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh cho rằng có nhiều vấn đề phát sinh trong vụ án. Đó là các bị cáo khai trong quá trình điều tra cơ quan điều tra không đề cập nên không khai; làm rõ việc chuyển tiền thông qua người khác của bị cáo Hồ Thị Kim Luân; cần xem xét khách quan về hành vi của một số đối tượng có dấu hiệu che giấu tội phạm và trưng cầu một số chứng cứ điện tử liên quan đến vụ án. Đồng quan điểm, các luật sư bào chữa cho bị cáo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị hại cũng đề nghị xem xét toàn diện khách quan, tránh bỏ lọt tội phạm.
Đ.Hinh
相关文章
随便看看