Trên thị trường phái sinh ngày 30/6,áisinhGiằngcolàtrạngtháichủđạocủacáchợpđồngtươkết quả kalmar giằng co là trạng thái chủ đạo của các hợp đồng tương lai. Ngoại trừ hợp đồng VN30F2109 đứng ở giá tham chiếu, thì 3 hợp đồng còn lại đều giảm điểm cùng chiều với chỉ số cơ sở, nhưng mức biến động rất ít, chỉ từ -0,5 điểm đến -4,7 điểm. Bên Long vẫn chiếm ưu thế trong phiên sáng với các nhịp tăng giá đáng kể, tuy nhiên khi mà thị trường cơ sở chứng kiến áp lực chốt lời gia tăng trong giai đoạn gần đây, bên Short có nhiều động lực hơn để gia tăng vị thế. Sắc đỏ chiếm ưu thế trong phiên chiều, giải thích cho giá đóng cửa sát mức thấp nhất trong phiên của hợp đồng tháng 7, đạt 1.529,2 điểm. Mặc dù giảm điểm và giảm nhiều hơn VN30, hợp đồng tháng hiện tại vẫn duy trì được khoảng cách chênh lệch dương với chỉ số cơ sở, tuy nhiên biên độ chỉ ở mức +0,2 điểm. Các hợp đồng còn lại duy trì chênh lệch âm, từ -8,8 điểm đến -6 điểm. Thanh khoản thị trường phái sinh không thay đổi nhiều, khi khối lượng giao dịch trên hợp đồng tháng 7 tương đương với phiên liền trước, đạt 166,4 nghìn hợp đồng. Trong khi đó, khối lượng hợp đồng mở không thay đổi nhiều so với những phiên gần đây, đạt 29,8 nghìn hợp đồng. Theo SSI Research, trong phân tích kỹ thuật, trên đồ thị ngày, VN30F2107 hình thành nến cây búa đảo ngược tuy nhiên nến ngày mới chỉ bù được 50% nến tăng trong phiên liền trước, do đó ảnh hưởng của bên Short chỉ ở mức vừa phải. Trên đồ thị 5 phút, với việc VN30F2107 hình thành kênh giá giảm kéo dài từ đầu phiên chiều cho đến lúc đóng cửa, bên Short vẫn có ưu thế hơn trong ngắn hạn. Tuy vậy, “do VN30 nhiều khả năng đang ở trạng thái hiệu chỉnh, tích lũy ngắn sau khi vượt cạnh trên của mẫu hình tam giác, tăng giá vẫn là xu hướng chính của thị trường trong thời gian tới. Bên Long vẫn sẽ có cơ hội để tìm kiếm lợi nhuận khi đà tăng quay lại” – chuyên gia của SSI Research cho hay. Trên thị trường cơ sở, các chỉ số đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6 trong sắc đỏ. Các chỉ số đã nỗ lực hướng đến các vùng điểm cao mới trong cả phiên sáng và nửa đầu phiên chiều, tuy nhiên cung đã gia tăng mạnh hơn ở các cổ phiếu vốn hóa lớn như CTG, TCB, GVR, VHM, PLX, ACB, HPG, STB… khiến các cổ phiếu này không thể giữ được sắc xanh. Qua đó, 2 chỉ số chính của thị trường là VN-Index và VN30-Index phải chịu mức giá đóng cửa dưới tham chiếu. Dù vậy, mức giảm của 2 chỉ số rất nhẹ. VN-Index giảm 1,49 điểm (-0,11%), VN30-Index giảm 0,97 điểm (-0,06%); đóng cửa tương ứng tại 1.408,55 điểm và 1.529 điểm. Nhìn chung, độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm. Trên HOSE ghi nhận 191 mã giảm so với 116 mã tăng, còn ở quy mô nhóm VN30 là 15 mã giảm và 11 mã tăng. Chỉ số VN30 đang cho thấy ít chịu áp lực hơn so với phần còn lại của thị trường khi chỉ số VNMidcap và VNSmallcap giảm 0,47% và 0,34%. Thanh khoản thị trường tiếp tục đi xuống. Giá trị giao dịch qua kênh khớp lệnh trên HOSE chỉ đạt 17,7 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại đẩy mạnh giá trị mua ròng lên 1.651 tỷ đồng./. Thái Duy |