Cũng theo Cục Quản lý Dược,ụcQuảnlýDượckhẳngđịnhkhôngkhanhiếmvắcxinphòngbệxo keo bong da hom nay hiện có 8 vắc xin phòng bệnh kết hợp được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam gồm: vắc xin Adacel của Canada, phòng 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván;
Vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván hấp phụ (DPT) của Việt Nam; vắc xin Tetraxim của Pháp, phòng bốn bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt; vắc xin Pentaxim của Pháp, phòng năm bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, bệnh do Hib; vắc xin ComBe Five của Ấn Độ phòng năm bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bệnh do Hib;
Vắc xin Hexaxim của Pháp, phòng sáu bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, bệnh do Hib; vắc xin Infanrix Hexa của Bỉ phòng sáu bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, bệnh do Hib…
Về tình trạng hết vắc xin Quinvaxem nhưng chưa có vắc xin thay thế trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, gây hoãn lịch tiêm của nhiều trẻ trong độ tuổi tiêm chủng, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, cơ quan này đã tiếp nhận 290.000 liều vắc xin ComBe Five của nhà sản xuất Ấn Độ để thay thế cho vắc xin Quinvaxem (Hàn Quốc) hiện đã ngừng sản xuất trên toàn cầu. Số vắc xin ComBE Five này đang được sử dụng thực địa tại một số tỉnh Hà Nam, Bắc Giang, Bình Định...
Trước đó, tháng 6/2018 Bộ Y tế đã nhập 3 lô vắc xin ComBE Five nhưng kết quả kiểm nghiệm các lô này chưa đạt như mong muốn nên đã không thể đưa vào sử dụng dẫn đến tình trạng thiếu hụt vắc xin ở nhiều địa phương trên cả nước.
Song đến ngày 26/10, vắc xin 5 trong 1 ComBE Five chính thức được sử dụng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia. Đây là loại vắc xin thiết yếu bậc nhất vì phòng ngừa 5 bệnh nguy hiểm cho trẻ. Dự kiến, mỗi năm ở nước ta sẽ có khoảng 5-6 triệu liều vắc xin này được tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi.
Vắc xin ComBE Five được sản xuất bởi Công ty Biological, Ấn Độ, ra đời từ những năm 1980. Xét về thành phần, vaccine ComBE Five chứa 5 kháng nguyên, phòng 5 bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, Viêm gan B, Viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib. Thành phần này tương tự như vắc xin Quinvaxem trước đây do Hàn Quốc sản xuất.
Tại Việt Nam, vắc xin này đã được sử dụng thí điểm ở bốn huyện: Bình Lục, Kim Bảng, Thanh Liêm và Lý Nhân (tỉnh Hà Nam). Kết quả theo dõi trẻ 28 ngày sau tiêm cho thấy 70-86% các cháu có đau chỗ tiêm; gần 40% có bị đỏ và quầng đỏ ở vị trí tiêm; gần 40% các cháu có sốt; 8,9-24% các cháu có bỏ bú, bỏ ăn; không ghi nhận phản ứng nặng sau tiêm.
Theo lãnh đạo Cục Y tế Dự phòng, với trẻ đã tiêm mũi 1 hoặc mũi 2 Quinvaxem có thể chuyển sang tiêm mũi 3 ComBE Five. Trong thời gian chờ vắc xin của Chương trình Tiêm chủng mở rộng, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ tiêm thay thế bằng vắc xin dịch vụ hoặc tiếp tục chờ đợi.