【kq wolverhampton】4 trọng tâm mới trong Nghị quyết 02 của Chính phủ

Bộ trưởng,ọngtâmmớitrongNghịquyếtcủaChínhphủkq wolverhampton Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng: Ngành Hải quan đã cải cách vô cùng lớn
Phấn đấu hoàn thành mục tiêu năm 2021 với 8 trọng tâm chỉ đạo và 11 nhiệm vụ
Tạo chuyển biến mạnh mẽ về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh
Ông Phan Đức Hiếu
Ông Phan Đức Hiếu

Ông đánh giá như thế nào về tinh thần của Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ trong năm 2021?

Năm nay, nếu nhìn vào Nghị quyết 02 sẽ thấy nó rất mỏng, chỉ có 3 trang. Tuy nhiên, hình thức không thể hiện đủ tinh thần của Nghị quyết và có thể gọi tóm tắt Nghị quyết 02 năm 2021 chính là Nghị quyết 02 năm 2020 cộng 4.

Bởi Nghị quyết 02 năm 2019 đã được soạn thảo cho cả giai đoạn 2019 và 2020, nên đến nay, tất cả mục tiêu và nội dung đó được giữ nguyên, nhưng tiếp tục được đẩy mạnh triển khai thực hiện những nhiệm vụ chưa hoàn thành trong năm 2020.

Cùng với đó, Nghị quyết lần này đã nhấn mạnh thêm 4 trọng tâm mới của Chính phủ:

Trọng tâm thứ nhấtlà giải quyết vấn đề một cách liên ngành chứ không còn khu trú trong một phạm vi, một lĩnh vực. Chúng ta đều biết, doanh nghiệp chịu sự tác động của liên ngành, rất nhiều vấn đề không thể giải quyết được bằng một bộ, ngành.

Trọng tâm thứ hailà đã nhấn mạnh tới vấn đề chuyển đổi số. Nếu như trước đây, doanh nghiệp không tham gia vào “cuộc chơi” chuyển đổi số thì vẫn còn có cơ hội, nhưng hiện nay, nếu không chơi thì sẽ bị đào thải. Ví dụ, hiện nay, nếu đã ứng dụng hiện đại hóa, chứng từ số, hóa đơn số, giao thương số mà doanh nghiệp vẫn sử dụng các nền tảng truyền thống thì sẽ không thể kết nối, giao thương được. Nên đây là vấn đề không thể không làm và buộc phải làm.

Trọng tâm thứ bacó thể nói là cái nền tảng để thôi thúc phát triển kinh tế số là đẩy mạnh Chính phủ số. Điều này tự nhiên cũng tạo ra một động lực để doanh nghiệp buộc phải chuyển mình. Ngoài ra, Chính phủ chuyển đổi số thì các doanh nghiệp có cơ hội tham gia cung cấp dịch vụ. Nên trọng tâm này có tác dụng lan tỏa rất lớn.

Trong bối cảnh 2020 với yếu tố rất mới, rất bất ngờ là Covid-19, thì trọng tâm thứ tưcủa Chính phủ là phải ứng phó với Covid-19 nhằm thực hiện “mục tiêu kép”, nên đã đưa ra các giải pháp ứng phó với đại dịch. Chính phủ cũng đã nhấn mạnh cải cách thể chế vẫn là một trọng tâm để giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc ứng phó với hoạt động sản xuất kinh doanh.

Có thể nói, 4 giải pháp trọng tâm của Chính phủ trong Nghị quyết 02 là rất căn cơ và tính trong dài hạn, thể hiện một quyết tâm, nỗ lực rất mạnh mẽ như Thủ tướng đã từng tuyên bố.

Theo ông, với những tinh thần như trên, việc cắt giảm điều kiện kinh doanh sẽ có bước tiến như thế nào trong năm 2021?

Vừa qua, khi chúng ta tiến hành cắt giảm điều kiện kinh doanh, đâu đó còn nghi ngờ về tính hình thức, nhưng ngay cả khi mang tính hình thức thì vẫn rất tốt. Bởi nhiều điều kiện kinh doanh không rõ ràng đã được bãi bỏ, giúp giảm thiểu rất nhiều rủi ro cho doanh nghiệp, tăng cường được sự yên tâm trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, có thể nói, đợt cắt giảm điều kiện kinh doanh như vừa qua là đợt đầu, mang tính chất dọn dẹp. Nhưng nhiều điều kiện kinh doanh cứ cắt đi là đã có tác động tích cực.

Vì thế, Nghị quyết 02 cho đến Nghị quyết 68/NQ-CP về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 của Chính phủ lại tiếp tục kiểm soát, nâng cao chất lượng rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh. Nhiều công việc đã được thực hiện chưa có tiền lệ trong lịch sử, đó là lần này không chỉ cắt giảm, bãi bỏ những quy định về điều kiện kinh doanh mà Nghị quyết 68 còn yêu cầu bắt cắt giảm tất cả những điều kiện kinh doanh không cần thiết.

Vì thế, thời gian tới, việc cắt giảm sẽ không còn gặp phải tranh cãi đây là điều kiện kinh doanh dưới hình thức gì, gây cản trở ra sao… mà nếu nó là điều kiện gây rào cản cho hoạt động sản xuất kinh doanh dưới bất kể hình thức gì, bất kể nó là loại quy định nào đều sẽ bị cắt giảm. Tôi cho rằng đây một nỗ lực, cũng rất là một bước tiến lớn của Chính phủ.

Việc thực hiện cải cách sẽ có những khó khăn gì, nhất là khi Chính phủ đưa ra yêu cầu xác định rõ đầu mối chủ trì thực hiện, thưa ông?

Cái khó hiện nay là Chính phủ đưa ra rất nhiều đầu việc, phân cho các bộ, ngành nên phải giám sát việc thực thi như thế nào hiệu quả. Tuy nhiên, theo tôi, việc này đã có Tổ công tác của Thủ tướng với người đứng đầu là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Hoạt động của Tổ công tác này quyết liệt, xuống làm việc với từng cơ quan, bộ, ngành, yêu cầu cụ thể về thời hạn, chất lượng… thì sẽ góp phần đến 90% vào sự thành công của các Nghị quyết. Bởi nếu cứ để Nghị quyết trên bàn, không có khâu đôn đốc, giám sát thì đôi khi sẽ bị lãng quên, đến kỳ báo cáo mới nhớ ra để thực hiện.

Về việc phân công đầu mối chủ trì thực hiện, cái khó là phải xác định ai sẽ là cơ quan chủ trì.

Ví dụ như đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành, giao cơ quan Hải quan là đầu mối. Đây là sự cải cách rất lớn khi tạo được sự đồng thuận giữa các bộ, ngành, tránh chồng chéo cho hoạt động doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nhiều vụ việc lại không phải lúc nào cũng đạt được sự đồng thuận như thế. Nên theo tôi, khi không thể xác định được cơ quan chủ trì thì nên hướng đến một cơ quan độc lập, để đứng ra chủ trì, tham mưu cho các bộ, ngành phương án giải quyết hiệu quả nhất.

Ông nhận định như thế nào về khả năng đạt được những mục tiêu mà Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và Nghị quyết 02 của Chính phủ đặt ra trong năm nay?

Phải có mục tiêu gọi là tham vọng thì chúng ta mới có được các giải pháp phù hợp. Việc đặt ra mục tiêu như vậy cũng thể hiện quyết tâm của các bộ, ngành, nhưng đã qua quá trình thảo luận, cân nhắc kỹ lưỡng, nên tôi tin tưởng Chính phủ sẽ hoàn thành. Hơn nữa, trong bối cảnh năm 2020, Chính phủ liên tục có các biện pháp bổ sung sẽ đạt được mục tiêu đặt ra đã minh chứng cho khả năng thực hiện của năm 2021. Ví dụ, chúng ta đã có Nghị quyết 02 về cải cách thể chế nhưng ngay lập tức giữa năm Chính phủ vẫn tiếp tục ban hành một Nghị quyết 68 với phạm vi cải cách và mức độ cải cách đòi hỏi cải cách mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Xin cảm ơn ông!

Thể thao
上一篇:Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần
下一篇:Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ