Vi phạm nhiều xử lý ít - vì sao?ựcthiluậtnghiêmsẽđẩylùithuốclálậtrận thụy điển Tại Long An, hiện có hàng chục nghìn điểm buôn bán thuốc lá nhỏ lẻ nhưng số vụ bắt giữ chưa đến 100 vụ kể từ đầu năm đến nay. Ông Võ Thiện Ngộ - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) kiêm thành viên Ban chỉ đạo 389 tỉnh Long An - cho biết, do Nghị định 124/2015/NĐ-CP mới được triển khai ngày 5/1/2016, trong khi địa bàn quản lý rộng, nhân lực lại thiếu, mỗi người kiêm nhiều lĩnh vực, cán bộ chuyên trách liên tục phải tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành nên việc kiểm tra, xử lý TLL chưa hiệu quả. Trong 5 tháng đầu năm 2016, lực lượng QLTT Tây Ninh xử lý 271 vụ, trong đó có 178 vụ mua bán nhỏ lẻ, đã tịch thu 38.401 gói TLL. Ông Châu Thanh Long - Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT Tây Ninh - cho hay, từ đầu năm đến nay, QLTT Tây Ninh đã tuyên truyền đến 123 hộ kinh doanh ký cam kết không kinh doanh TLL, dán 1.304 tờ áp phích tuyên truyền “Cảnh báo! Thuốc lá nhập lậu là hàng cấm, vi phạm 500 bao trở lên sẽ bị xử lý hình sự. Hình phạt tối đa 15 năm tù giam”. Nhờ đó đã kéo giảm tình trạng buôn bán TLL công khai, nhưng vấn nạn buôn bán TLL nhỏ lẻ vẫn tồn tại. Đó là lý do vì sao Tây Ninh hiện có khoảng 5.000 điểm bán thuốc lá nhỏ lẻ và thường bán kèm TLL, nhưng số vụ bị xử lý lại không nhiều. Ông Nguyễn Văn Thậm - Phó Giám đốc Sở Công Thương kiêm thành viên Ban chỉ đạo 389 tỉnh An Giang - chỉ rõ: Tình trạng kinh doanh TLL nhỏ lẻ trên thị trường còn nhiều nhưng số vụ bị xử lý chưa cao là do công tác kiểm tra, xử lý của các lực lượng chức năng thiếu quyết liệt. Đặc biệt, việc phối kết hợp giữa các lực lượng thiếu nhuần nhuyễn, công tác tuyên truyền đến với người kinh doanh và người sử dụng thuốc lá chưa đồng bộ, thường xuyên. Thực thi luật nghiêm Phó Chi cục trưởng Chị cục QLTT TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Bách đánh giá, công tác chống TLL của TP. Hồ Chí Minh đạt nhiều kết quả là nhờ các lực lượng đã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra và đấu tranh theo từng phương án cụ thể... Đặc biệt, sự phối kết hợp chặt giữa QLTT TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh giáp ranh về trao đổi thông tin và cùng “đánh án” từ ngay ngõ vào.
Theo ông Bách, ngoài thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chống buôn lậu thuốc lá, các lực lượng: Công an, Bộ đội biên phòng, Hải quan, QLTT cần chủ động phương án phối hợp, đổi mới phương pháp trinh sát, nắm rõ đối tượng vận chuyển, truy tìm điểm tập kết hàng để nhận dạng “đầu nậu”; chú ý các tuyến đường bộ, đường thủy, cảng biển, cảng hàng không, chợ đầu mối, bến xe, nhà ga để có biện pháp đấu tranh cụ thể. Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT Long An Nguyễn Tấn Vĩnh đề xuất, để chống TLL tràn qua biên giới, yếu tố then chốt là phải phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa các lực lượng nhằm chặt đứt những ổ nhóm buôn lậu chuyên nghiệp. Trong nội địa, cần xây dựng mạng lưới thông tin cơ sở để chủ động tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm các đối tượng bán lẻ. Riêng những người đã ký cam kết thì cần kiểm tra để xử lý nghiêm trường hợp tái phạm, tuyệt đối không kiểm tra mang tính hình thức. Đối với công chức, người lao động, cần vận động thực hiện nghiêm Luật Phòng chống tác hại thuốc lá. |