【tỉ số ai cập】Tiếp tục tìm giải pháp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn
作者:Cúp C2 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 16:31:54 评论数:
Để tìm giải pháp tăng hiệu quả cho sự kết nối giữa ngân hàng và DN,ếptụctìmgiảiphápchodoanhnghiệpnhỏvàvừatiếpcậnvốtỉ số ai cập Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo “Giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)” vào ngày 5/10 tại Hà Nội.
Theo NHNN, đến 31/8/2017, dư nợ tín dụng đối với DNNVV đạt trên 1,292 triệu tỷ đồng, tăng 7,49% so với cuối năm 2016, cao hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2016 và chiếm tỷ trọng 21,14% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Điều này có được là nhờ các tổ chức tín dụng đã chủ động tiếp cận đối tượng khách hàng là nhóm DNNVV, đưa ra nhiều chương trình, sản phẩm ưu tiên, hỗ trợ cho các khách hàng DNNVV, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh của các DN này.
Phát biểu tại hội thảo, ông Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch VCCI đánh giá cao vai trò và tầm quan trọng của ngành tài chính, ngân hàng trong thời gian qua; các ngân hàng thương mại là sự đồng hành của cộng đồng DN trong sản xuất, công nghiệp và thương mại…
Tuy nhiên, theo ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN, mặc dù việc tiếp cận tín dụng đã được giải quyết được một cách rất tích cực qua các cơ chế của nhà nước như Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Chính phủ, nhưng thực tế hiện nay phía DN vẫn phàn nàn kêu khó tiếp cận nguồn vốn, trong khi ngân hàng thương mại kêu khó mở rộng tín dụng cho DNNVV. Cái khó được bắt nguồn từ 2 phía nên cần tìm ra giải pháp để sớm hoàn thiện, gỡ vướng cho DNNVV.
Theo đó, ý kiến của một số DN cho rằng, khó khăn để DN khó tiếp cận vốn vay chủ yếu bắt nguồn từ: tục vay ngân hàng, tài sản thế chấp. Trong khi đó, đại diện các ngân hàng lại cho rằng, khó khăn cho phần lớn DNNVV quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính hạn chế, thiếu tài sản để bảo đảm cho khoản vay theo quy định hoặc tài sản đảm bảo có giá trị thấp, quyền sở hữu tài sản không minh bạch, chưa có sự hợp tác chặt chẽ với ngân hàng khi vay vốn hoặc cơ cấu lại khoản nợ đã vay...
Không chỉ có những khó khăn nêu trên, theo chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Lê Xuân Nghĩa, việc mở rộng tín dụng cho DNNVV, cho kinh tế hộ gia đình và cho vay tiêu dùng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay giữa DN với DN và ngân hàng với ngân hàng cũng đặt ra nhiều rủi ro rất đáng quan tâm như: sử dụng vốn sai mục đích; sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn, đặc biệt là BĐS; mở rộng quy mô không phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực quản lý của DNNVV; quản lý vốn, quản lý tài chính của DN thiếu minh bạch.
Chính vì thế, ông Nghĩa khuyến nghị, các ngân hàng thương mại cần có cơ chế và biện pháp kỹ thuật thích hợp để giám sát việc sử dụng vốn vay một cách hiệu quả nhất, tránh lệ thuộc vào quy trình thủ tục đơn thuần. Các DN phải báo cáo định kỳ cho ngân hàng về các chỉ tiêu tài chính cơ bản có liên quan đến sử dụng vốn vay. Điều này vừa giúp cho ngân hàng quản lý nợ có hiệu quả, đồng thời giúp DN quản lý vốn vay và tài chính hữu hiệu, tránh những sai lầm đáng tiếc.
Còn theo chuyên gia tài chính ngân hàng TS. Cấn Văn Lưc, các ngân hàng cần thiết kế những sản phẩm đặc thù đối với các DNNVV; đồng thời tăng cường cung cấp các dịch vụ như: tư vấn, đào tạo, thông tin, hội thảo... nhằm giúp các khách hàng là DNNVV hiểu rõ về những sản phẩm ấy.
Về phía NHNN, thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo ngành ngân hàng tập trung triển khai một số giải pháp để mở rộng tín dụng hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của DNNVV.
Cụ thể, thực hiện điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt góp phần kiềm chế lạm phát, kiểm soát tỷ giá và ổn định kinh tế vĩ mô để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN, trong đó có các DNNVV; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ DNNVV đã được quy định trong Luật Hỗ trợ DNNVV
Bên cạnh đó, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các DN (đặc biệt là DNNVV) tiếp cận vốn tín dụng; tích cực triển khai chương trình kết nối ngân hàng – DN. Đặc biệt, NHNN sẽ khuyến khích các TCTD phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng, trong đó có các sản phẩm tín dụng đặc thù cho đối tượng DNNVV, đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay.