当前位置:首页 > La liga

【mu vô địch c1】Tăng trưởng tín dụng hậu Covid

tang truong tin dung hau covid 19 ra saoChính thức giảm 50% lệ phí cấp giấy phép thành lập ngân hàng
tang truong tin dung hau covid 19 ra saoSHB tung gói tín dụng 25.000 tỷ, giảm mạnh lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng
tang truong tin dung hau covid 19 ra saoGiãn nợ, cơ cấu nợ cho khách hàng cá nhân
tang truong tin dung hau covid 19 ra saoInfographics: Nền kinh tế đang được “tiếp sức” bằng các gói hỗ trợ nào?
tang truong tin dung hau covid 19 ra sao
Ngành ngân hàng đang tích cực triển khai các gói tín dụng ưu đãi. Ảnh: ST.

Tín dụng sẽ bùng lên vào cuối năm?

Sự bùng phát của Covid-19 đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đình trệ hoạt động là nguyên nhân chính gây ra sự sụt giảm về nhu cầu tín dụng.

Tính đến tháng 4/2020, các ngân hàng tại Việt Nam đã báo cáo có tới 2 triệu tỷ đồng dư nợ (23% tổng tín dụng của hệ thống) bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và cần cơ cấu lại hoặc miễn giảm lãi vay. Do đó, để hỗ trợ nền kinh tế, hỗ trợ khách hàng DN và cá nhân chịu ảnh hưởng từ đại dịch, các ngân hàng đã cung cấp các gói tín dụng lên tới 600.000 tỷ đồng, với lãi suất giảm từ 0,5-4%/năm. Vì thế, theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến ngày 28/4/2020, tín dụng tăng 1,32% so với cuối năm 2019. Như vậy, sau khi suy giảm từ mức 1,3% cuối tháng 3 xuống 0,87% vào nửa đầu tháng 4, tín dụng nửa cuối tháng 4 đã tăng tích cực trở lại.

Với kết quả này, NHNN dự kiến tín dụng trong năm 2020 sẽ tăng thêm cho nền kinh tế khoảng 900 nghìn tỷ đồng đến 1,1 triệu tỷ đồng, tức là mức tăng dự báo khoảng 11-14%. Dưới góc độ của các chuyên gia kinh tế, dù mức tăng trong gần 4 tháng đầu năm chậm, nhưng theo các chuyên gia Công ty Chứng khoán VNDirect, đây là sự cải thiện lớn từ mức tăng 0,06% vào cuối tháng 2/2020. Các chính sách hỗ trợ nền kinh tế của Chính phủ như cắt giảm lãi suất, cho phép hoãn thời hạn nộp thuế, yêu cầu ngân hàng giảm lãi suất đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch đã giúp tăng trưởng tín dụng có chút khởi sắc. Do đó, với kịch bản dịch Covid-19 được kiểm soát trong quý II, các chuyên gia VNDirect cho rằng, tín dụng sẽ tăng trở lại trong quý III, IV, dự báo tăng trưởng tín dụng trong năm 2020 sẽ đạt 11%. Chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực cũng dự báo, tăng trưởng tín dụng sẽ ở mức thấp hơn cùng kỳ các năm trước, cả năm khoảng 9-11%.

Tuy vậy, nếu nhìn vào kết quả những năm trước đây, cụ thể năm 2014 là 14,4%, 2015-2017 đều từ 18% trở lên, 2018 là 14% và 2019 là 13%, thì mức các mức tăng trưởng tín dụng dự báo này cũng không đến nỗi “bết bát” như nhiều lo ngại đặt ra khi dịch bệnh bùng phát. Hơn nữa, kết quả này có thể đạt được bởi theo quy luật thông thường, tín dụng thường tăng chậm trong các tháng đầu năm, rồi bật mạnh vào những tháng cuối năm khi nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tăng mạnh.

Khó khăn vẫn rất lớn

Nói về nguyên nhân để tín dụng tăng trở lại sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, phân tích của VNDirect cho biết có nhiều yếu tố hỗ trợ tín dụng tăng tưởng mạnh trở lại sau dịch. Đáng chú ý là các mức lãi suất điều hành và trần lãi suất đang thấp hơn, giúp các ngân hàng giảm chi phí đầu vào và tạo điều kiện để các ngân hàng giảm lãi suất cho vay.

Cụ thể, vào tháng 3/2020, NHNN đã kịp thời điều chỉnh giảm khá mạnh từ 0,5-1% các mức lãi suất điều hành. Vì thế, đến tháng 4/2020, hơn 20 ngân hàng (chiếm 75% tín dụng toàn hệ thống) đều tăng quy mô của các gói tín dụng lãi suất thấp nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Việc hạ lãi suất cho vay này sẽ khuyến khích doanh nghiệp và người dân vay vốn mới để tiếp tục và hồi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau dịch. Ngoài ra, một yếu tố hỗ trợ tăng trưởng tín dụng quan trọng khác là hoạt động đẩy mạnh đầu tư công sẽ tạo ra việc làm cho cả doanh nghiệp và người lao động, dẫn đến những nhu cầu tín dụng mới, phần nào hỗ trợ cho tăng trưởng tín dụng.

Nhưng khó khăn vẫn còn ở trước mắt khi doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là nỗi lo sợ dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trên thế giới, vẫn làm chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn. Ngoài ra, 2020 cũng là năm các ngân hàng phải thắt chặt tài chính để đáp ứng các tỷ lệ an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, nên tăng trưởng tín dụng phải phụ thuộc vào chất lượng tài sản cũng như mức độ đáp ứng yêu cầu về an toàn hoạt động. Những ngân hàng nào chưa đáp ứng được chuẩn Basel II sẽ phải tiếp tục duy trì tỷ lệ an toàn vốn, phải tìm cách đáp ứng vốn tự có.

Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh của một số ngân hàng trong quý I cho thấy mức tăng trưởng tín dụng âm cũng là điều đáng lo ngại. Tiêu biểu như tại VietinBank, cho vay khách hàng giảm 1,25%; tại MB, cho vay khách hàng ở mức gần 248 nghìn tỷ đồng, giảm 0,94%; tại Saigonbank, hoạt động cho vay cũng giảm tới 2,3% so với hồi đầu năm… Theo các chuyên gia, mức tăng trưởng thấp của tín dụng cho thấy dòng tiền cho vay đang bị "tắc", một phần vì doanh nghiệp gặp khó, một phần vì các ngân hàng cũng phải thận trọng hơn trong giải ngân, nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong tương lai.

Thực tế là cùng với tín dụng tăng trưởng thấp, báo cáo tài chính quý I của các ngân hàng còn cho thấy nợ xấu đã tăng lên. Vì thế, sau khi dịch bệnh phục hồi, tín dụng có thể tăng trở lại nhưng nợ xấu chỉ có thể được giải quyết nhanh gọn nếu ngân hàng thận trọng trong cho vay, xếp hạng nợ và dự phòng. Khi nỗi lo nợ xấu vẫn còn đeo bám các ngân hàng thì việc “bung” các khoản vay vẫn còn hạn chế, nhất là trong bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp đang ẩn chứa nhiều rủi ro về thu hồi vốn.

分享到: