Tổ trưởng tổ công tác của Thủ tướng vừa làm việc với các bộ,ỡkhkhăntạođiềukiệnchodoanhnghiệpphttriểtỷ lệ kèo bóng đá hôm nay và ngày mai ngành nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc về cơ chế chính sách đối với các doanh nghiệp.
Chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - Tổ trưởng tổ công tác của Thủ tướng có buổi làm việc với các bộ, ngành nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc về cơ chế chính sách đối với các doanh nghiệp đang gặp phải được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hành chính.
|
Các đại biểu tham dự buổi làm việc |
Tại buổi làm việc, đại diện các Hiệp hội, doanh nghiệp nêu khó khăn vướng mắc của mình hiện nay, đồng thời nêu kiến nghị cụ thể trong từng nội dung lĩnh vực.
Cụ thể, đối với những quy định của Bộ Công thương gây vướng mắc liên quan đến các quy định về kinh doanh rượu, Hiệp hội có kiến nghị xem xét bãi bổ quy định cấm bán rượu trên internet; kiến nghị xem xét bãi bỏ yêu cầu về Giấy phép kinh doanh rượu tại chỗ đối với các cơ sở lưu trú du lịch; kiến nghị không xử phạt doanh nghiệp (bao gồm cả siêu thị) trong trường hợp tem thuế rượu trên sản phẩm rượu nhập khẩu bị rách, vỡ trong quá trình lưu thông và có phương án cải tiến chất lượng tem rượu…
Còn đối với ngành dệt may, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nêu ý kiến, Thông tư 21 quy định về công bố hợp quy đối với hàng hóa nhập khẩu phải bổ sung nhiều thông tin liên quan đến hàm lượng formaldehyt và đối với sản phẩm may phải công bố hợp quy cả về sử dụng cho may mặc… đang gây khó khăn và tốn chi phí cho doanh nghiệp.
"Có những vấn đề cần phải làm rõ hơn, đặc biệt là vấn đề liên quan đến việc cần phải khai báo thêm các thủ tục giấy tờ không cần thiết, nên rà sóat lại để đơn giản hóa cho doanh nghiệp. Bộ Công thương đã kịp thời tổ chức cuộc họp về vấn đề này, chúng tôi cũng đã trao đổi thẳng thắn. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng các vấn đề cần phải tiếp tục thảo luận để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp", ông Cẩm kiến nghị.
Về nội dung này, ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, đối với những thông tin không cần thiết, thông tin cần điền, giấy nào cần nộp… sẽ được Bộ Công thương họp bàn với các Hiệp hội trong thời gian tới. Còn đối với ngành may mặc, vấn đề kiểm soát cả chuỗi từ nguyên liệu là vấn đề cần thiết khi ra sản phẩm cuối cùng; bởi vì formaldehyt ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó việc kiểm soát hàm lượng là vấn đề cần phải quản lý.
Cũng tại buổi họp, các vấn đề liên quan đến Bộ Tài Nguyên Môi trường, Bộ Tài Chính, Bộ Y tế, Bộ Kết hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang có những quy định gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng được đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trả lời, giải đáp nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc về cơ chế, chính sách và xóa bỏ những rào cản hành chính cho doanh nghiệp trong thời gian tới.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu rõ, cắt giảm điều kiện kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ nút thắt nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Đây cũng chính là dư địa cho tăng trưởng kinh tế của đất nước. Do đó, Chính phủ và Thủ tướng luôn lắng nghe ý kiến của các Hiệp hội, doanh nghiệp. Theo đó, sẽ trên tinh thần chỉ đạo bộ ngành, địa phương cải cách mạnh mẽ đi vào thực chất nhằm củng cố niềm tin cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Bộ trưởng cho rằng, trách nhiệm của các bộ ngành, cơ quan rất lớn trong công tác cải cách này. Đối với những vướng mắc thuộc trách nhiệm của Chính phủ, tổ công tác sẽ tiếp thu ý kiến để báo cáo hội nghị của Chính phủ ngày 14/5 tới.
"Tinh thần là chúng ta phải quyết liệt cải cách ngay cả vấn đề liên quan đến thông tư trách nhiệm của Bộ, vấn đề trách nhiệm về Nghị định của Chính phủ tổ công tác sẽ báo cáo và thủ tướng sẽ quyết định tại phiên họp Chính phủ. Trong đó đối với nhiệm vụ của Chính phủ sẽ đưa vào Nghị quyết, những chỉ đạo của Thủ tướng cũng đưa vào Nghị quyết. Đối với những kiến nghị của doanh nghiệp nếu đúng thì chúng ta phải tiếp thu, đối với những vấn đề ý kiến của doanh nghiệp không thể cắt bỏ được thì chúng ta trả lời thẳng cho doanh nghiệp để phân tích rõ các vấn đề", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh./.
Theo Nguyễn Hằng/VOV1