【keo nhat ban】Huyện Vị Thủy: Bức tranh kinh tế

时间:2025-01-26 23:37:38 来源:88Point

Năm 2022,ệnVịThủyBứctranhkinhtếkeo nhat ban bằng nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội huyện Vị Thủy khởi sắc trên nhiều lĩnh vực.

Lãnh đạo huyện Vị Thủy nghiệm thu mô hình trồng rau thủy canh trong nhà lưới ở xã Vị Thủy.

Những kết quả nổi bật

Điểm đáng nói là trong năm 2022, huyện xây dựng thành công xã nông thôn mới Vĩnh Thuận Tây.

Những ngày này, về xã Vĩnh Thuận Tây, chạy xe trên những tuyến đường bê tông thẳng tắp, mới cảm nhận được sự thay đổi rõ nét. Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp, đáp ứng nhu cầu phát triển hơn nữa ở địa phương. Với người dân, mùa xuân năm nay đến sớm hơn; theo đánh giá, đến nay đời sống của bà con có những thay đổi đáng kể.

Ông Huỳnh Văn Dững, ở ấp 7, xã Vĩnh Thuận Tây, chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng, phấn khởi, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; chương trình xây dựng nông thôn mới đã mang lại luồng sinh khí tích cực, làm đổi thay quê hương từ kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng được nâng cấp. Tết này, nhà nhà tràn ngập niềm vui, Nhân dân tự hào với những thành quả đạt được”.

Đến nay, huyện Vị Thủy đã xây dựng thành công 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm: Vị Thanh, Vị Thắng, Vị Thủy, Vị Trung và Vĩnh Thuận Tây. Các xã còn lại đạt từ 13 đến 18 tiêu chí.

Để hoàn thành các mục tiêu trong xây dựng nông thôn mới đề ra, cùng với nhiều giải pháp đồng bộ, những bài học kinh nghiệm đã được đúc kết huyện đã huy động các nguồn lực và sử dụng vốn Trung ương theo quy định hơn 167 tỉ đồng. Qua đó, đến nay 100% xã trên địa bàn có đường ô tô đến trung tâm; diện tích đất sản xuất nông nghiệp được khép kín đạt trên 68%. Nông dân ứng dụng cơ giới hóa 100% từ khâu làm đất đến thu hoạch; 9/9 xã đạt tiêu chí về giáo dục và đào tạo, tỷ lệ 100%.

Phát huy lợi thế sẵn có về nông sản chủ lực ở địa phương, năm 2022, huyện Vị Thủy chú trọng đến sản phẩm OCOP, nhằm thúc đẩy kinh tế vùng nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm cho nông dân. Trong năm, Hội đồng công nhận cấp tỉnh đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm, nâng tổng số sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn huyện lên 15 sản phẩm, trong đó có 4 sản phẩm đạt 4 sao và 11 sản phẩm đạt 3 sao.

Sản phẩm dầu gội đầu dược liệu N22, của Công ty TNHH MTV Tâm Phúc Thành, ở xã Vị Thắng, do chị Đặng Thị Kim Ngọc làm Giám đốc vừa được tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 4 sao, là minh chứng cho khát vọng nâng tầm nông sản quê hương.

Sản phẩm có tên N22 - tượng trưng cho 22 năm chị Ngọc hoàn thiện sản phẩm; đây cũng là số lượng thành phần dược liệu có trong chai dầu gội mà chị nghiên cứu như: hoa bưởi, hà thủ ô, bồ kết, dầu dừa, chùm ngây, tảo xoắn Nhật Bản… Tất cả kết hợp tạo nên sản phẩm chuyên trị gàu và ngăn rụng tóc. Mỗi tháng, công ty của chị sản xuất khoảng 5.000 sản phẩm ra thị trường.

Chị Ngọc chia sẻ: “Không nhất thiết dược liệu là phải tốt, mình phải đảm bảo tỷ lệ nó như thế nào. Trong bối cảnh người tiêu dùng ưu tiên sản phẩm gần gũi với thiên nhiên, dầu gội đầu dược liệu đa dạng nên tôi chọn kênh phân phối đến các nhà thuốc như một cách khẳng định hiệu quả nhanh của sản phẩm”.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại tư duy mới cho các chủ thể sản xuất, các doanh nghiệp và hợp tác xã, từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất quy mô, theo quy trình kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Chất lượng các sản phẩm cũng từng bước được khẳng định, dần hình thành nhóm sản phẩm đặc trưng.

Vượt nhiều chỉ tiêu

Năm 2022, huyện Vị Thủy triển khai thực hiện hiệu quả mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế và đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong số 16 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, có 15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, có 1 chỉ tiêu không đạt kế hoạch nhưng đạt so với chỉ tiêu tỉnh giao.

Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội của huyện cơ bản ổn định và có bước phát triển; cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 53,56%; tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 21,42%; tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ chiếm 25,02%. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 572 tỉ đồng, đạt 115,96% dự toán tỉnh giao.

Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục duy trì, tăng trưởng; các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển; chính sách an sinh xã hội, chăm lo tết cho người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội, các chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn được thực hiện kịp thời. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường, tập trung đẩy mạnh tiêm ngừa vắc-xin cho người dân. Công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại của công dân và các ý kiến, kiến nghị của cử tri thường xuyên được quan tâm chỉ đạo, giải quyết kịp thời. Quốc phòng, an ninh ngày càng được củng cố, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Ông Trương Trần Trọng Hiếu, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết, năm qua huyện tập trung chỉ đạo thắng lợi các vụ lúa trong năm, năng suất bình quân đạt 6,67 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 313.232 tấn. Đồng thời, xây dựng cánh đồng lớn trên 10.000ha được thực hiện liên kết bao tiêu, trong đó trên 4.000ha tham gia có ký kết trực tiếp với các doanh nghiệp, công ty giống RVT, Đài Thơm 8, ST24, ST25, OM5451 và OM18; thực hiện 4 mô hình đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp với tổng kinh phí 8,3 tỉ đồng, hầu hết các mô hình đều hướng đến lợi ích của người nông dân cũng như nâng cao dần tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất, góp phần giảm giá thành đầu tư và nâng cao giá trị sản xuất, thu nhập của bà con.

Mục tiêu chủ yếu năm 2023 của huyện đề ra là: “Tiếp tục phục hồi sản xuất, kinh doanh; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, an sinh xã hội; tăng cường cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số; bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội”.

“Phát huy thế mạnh là sản xuất nông nghiệp, trong năm 2023, huyện sẽ tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, Chương trình, Đề án trong lĩnh vực nông nghiệp, cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông minh vào các khâu sản xuất nhằm tăng chất lượng, sức cạnh tranh và thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Đồng thời, tiếp tục kêu gọi doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên các lĩnh vực. Hỗ trợ các hợp tác xã, hộ gia đình xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, chủ lực của huyện thông qua chương trình OCOP; phấn đấu xây dựng từ 5 sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh”, ông Trương Trần Trọng Hiếu cho biết thêm.

Năm 2022, Nghị quyết HĐND huyện thông qua 16 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Kết quả, cuối năm có 9 chỉ tiêu vượt kế hoạch gồm: Giá trị sản xuất theo giá so sánh 2010, tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tổng thu ngân sách nhà nước, phát triển doanh nghiệp mới, tỷ lệ hộ nghèo, tạo việc làm mới, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng), tỷ lệ gia đình văn hóa, tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch.

6 chỉ tiêu đạt kế hoạch là: Cơ cấu giá trị sản xuất, tỷ suất tăng dân số tự nhiên, số xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện; công tác tuyển, chọn và gọi công dân nhập ngũ; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; có 1 chỉ tiêu không đạt so với Nghị quyết HĐND huyện giao, nhưng đạt so với kế hoạch tỉnh giao: tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia.

 

T.THỨC - H.HIỆP

推荐内容