【nhận dinh bong da】Đừng đặt quá nhiều áp lực lên hệ thống ngân hàng
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:42:25 评论数:
Trong nhiều vấn đề của tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn 2011-2015,Đừngđặtquánhiềuáplựclênhệthốngngânhànhận dinh bong da giải pháp cho nợ xấu đã có, nhưng chưa triệt để. Theo ông, trong giai đoạn mới, vấn đề nợ xấu cần được xử lý như thế nào?
Một trong những thành quả nổi bật của công cuộc tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn vừa qua là đã đưa nợ xấu của hệ thống ngân hàng về dưới 3% như mục tiêu đã định theo một cách "rất Việt Nam". Tuy nhiên, để xử lý triệt để nợ xấu, việc quan trọng nhất là phải giải phóng được trách nhiệm những người xử lý, phân chia số lỗ phát sinh từ khối nợ đó như thế nào. Vì thế, nợ xấu đã mua về khi xử lý thu hồi hoặc bán nợ phát sinh số lỗ ví dụ nợ gốc mua về 100 đồng nay chỉ thu hoặc bán được 40 đồng thì số “lõm 60 đồng” phải có Luật hay chí ít cũng là Pháp lệnh để phân chia rõ trách nhiệm pháp lý để xử lý nhanh. Tôi cho là, Nhà nước cần hỗ trợ 40%, ngân hàng thương mại trích lập dự phòng rủi ro 30%, doanh nghiệp chịu 30%. Phần 40% của Nhà nước sẽ thông qua hỗ trợ giảm thuế thu nhập trong khoảng 5 năm cho ngân hàng thương mại để có nguồn lực xử lý.
Hiện Chính phủ mới có Nghị định 53/2013/NĐ-CP và bổ sung thêm một số điều tại Nghị định 34/2015/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Sắp tới có thể NHNN sẽ ban hành một thông tư về mua bán nợ theo cơ chế thị trường của VAMC song cũng chỉ giải quyết được một góc của nợ xấu, vì quan trọng là lượng nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt của VAMC cần được đẩy nhanh hơn về tốc độ xử lý nhằm giải phóng nhanh nguồn lực này cho phát triển kinh tế. Đó là gốc gác của việc tôi nhấn mạnh và đề xuất về một hành lang pháp lý đủ mạnh và rõ trách nhiệm, nếu không sẽ không ai dám làm.
Một kinh nghiệm quý của Indonesia trong xử lý nợ xấu là có một ủy ban xử lý nợ xấu của quốc gia, ủy ban này có được quyền quyết định tối cao về xử lý những khoản nợ xấu mà ngay cả khi chưa có luật, đứng đầu ủy ban này có thể do một Phó Thủ tướng đảm nhận.
Chính phủ và NHNN đã có chủ trương, yêu cầu các ngân hàng thương mại phải niêm yết trên sàn chứng khoán, nhưng đến nay mức độ thực hiện còn chậm. Nguyên nhân của vấn đề này là gì và việc “lên sàn” sẽ có tác động như thế nào đến hoạt động của hệ thống ngân hàng, thưa ông?
Để thực hiện Đề án tái cơ cấu của từng ngân hàng thì có thể nói họ phải thực hiện khối lượng công việc khổng lồ, vì thế để đạt được chuẩn mực lên sàn như Luật Chứng khoán thì sẽ phải phát sinh độ trễ nhất định, họ cần một lộ trình, nhưng sớm hay muộn, các ngân hàng sẽ phải lên sàn.
Khi các ngân hàng đã lên sàn chứng khoán nghĩa là trở thành các công ty đại chúng. Đương nhiên, họ chịu sự giám sát toàn diện của toàn thể công chúng, của công luận, của cổ đông… Nói cách khác đây chính là thực hiện trụ cột thứ 3 trong 3 trụ cột về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng- đó là tính minh bạch theo nguyên tắc thị trường. Một thông tin không tốt từ ngân hàng nào đó lập tức sẽ được thị trường quan sát và trị giá cổ phiếu của các ngân hàng đã lên sàn thời gian qua không mấy hấp dẫn là một ví dụ rất rõ. Có thể nói, chủ trương của Chính phủ, của NHNN yêu cầu các ngân hàng phải lên sàn chứng khoán là đúng đắn và kịp thời. Vì chỉ khi lên sàn, tính minh bạch và trách nhiệm công bố thông tin trước công chúng sẽ tạo áp lực cho các ngân hàng thương mại hướng đến hoạt động theo đúng chuẩn mực, tuân thủ kỷ luật thị trường tốt hơn.
Ông có thể cho biết, trong giai đoạn tiếp theo của công cuộc tái cơ cấu, áp lực đặt lên vai các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại của Việt Nam sẽ như thế nào?
Các tổ chức tín dụng, mà chủ yếu là các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay có 2 thuận lợi cơ bản: Thứ nhất là sự hiểu rõ nền văn hóa, nền kinh tế Việt Nam, người Việt làm việc với người Việt bao giờ cũng dễ hơn, hiểu rõ nhau hơn; thứ hai là các ngân hàng trong nước đã có hệ thống chi nhánh trải dài đến nhiều vùng kinh tế, nhiều địa phương.
Tuy nhiên, với một nền kinh tế đang hội nhập sâu rộng như Việt Nam hiện nay, những lợi thế trên sẽ nhanh chóng không còn. Ví dụ như các quy định trong Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), quy định về dịch vụ tài chính “mở” hơn khi không nhất thiết các tổ chức, công ty tài chính phải có hiện diện ở Việt Nam, nhưng vẫn được phép bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ… Điều này sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn cho các ngân hàng nội địa. Bên cạnh đó, với công nghệ ngày càng phát triển, tỷ lệ người sử dụng internet của Việt Nam tăng cao, sự ra đời và phổ biến của dịch vụ “ngân hàng không giấy” sẽ xóa đi hai lợi thế của ngân hàng Việt Nam nêu trên.
Một điều đáng buồn là các ngân hàng thương mại Việt Nam còn khá “còm cõi” về vốn, quy mô tổng tài sản, chất lượng, khả năng quản trị, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao còn khá khiêm tốn so với các ngân hàng trong khu vực, chứ chưa nói gì đến các ngân hàng của các nước tiên tiến khác. Vấn đề này đang đặt ra yêu cầu cấp thiết ngân hàng Việt Nam phải thay đổi, phải cố gắng rất lớn đề đầu tư, đổi mới.
Vậy cần phải thay đổi như thế nào, thưa ông?
Từ những áp lực nêu trên, trong trung và dài hạn, các ngân hàng thương mại phải có cuộc “bứt tốc” về quy mô vốn. Các ngân hàng phải tìm ngay cho mình đối tác chiến lược nước ngoài, hành lang pháp lý phải nới room để tạo điều kiện thu hút nhà đầu tư nước ngoài để tăng vốn. Tiếp đó, các ngân hàng phải tinh gọn lại, mạnh dạn đào tạo, tuyển dụng nhân tài, có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để thay máu căn bản nguồn nhân lực. Hơn nữa, các ngân hàng phải tạo ra được văn hóa quản trị trong nội bộ, phải thực sự bài bản và đi theo văn hóa quản trị hiện đại trong nền kinh tế thị trường. Cuối cùng, các ngân hàng phải đầu tư cho công nghệ và sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Ba trụ cột cần bứt tốc là vốn- công nghệ- con người đều quan hệ chặt chẽ biện chứng bổ sung cho nhau nhưng theo tôi các ngân hàng cần đặc biệt quan tâm vào trụ cột về con người. Đây là nguồn lực quan trọng của ngân hàng quyết định sự thành bại trong cạnh tranh. Bởi khi có vốn, có công nghệ mới mà con người không vận hành được thì cũng không hiệu quả, không có tác động tích cực nào. Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đều có thể bắt chước được, không có bản quyền nên phải cạnh tranh với nhau ở chất lượng nguồn nhân lực.
Trong thị trường tài chính Việt Nam, hệ thống ngân hàng luôn đóng vai trò quan trọng nhất, theo ông, điều này cần được hiểu đúng hơn như thế nào?
Kiềng 3 chân trong thị trường tài chính là thị trường tiền tệ, thị trường vốn và thị trường bảo hiểm. Nói theo tư cách pháp nhân là: Các ngân hàng; công ty chứng khoán, quản lý quỹ và các công ty bảo hiểm. Các ngân hàng chủ yếu cung ứng vốn ngắn hạn. Các định chế trong 2 chân kiềng còn lại tạo lập nguồn vốn trung và dài hạn.
Thị trường này ở nước ta đang bị “lệch”, việc lo vốn cho nền kinh tế đang dồn hết lên vai hệ thống ngân hàng với trên dưới 80% tài sản tài chính đang thuộc các ngân hàng. “Câu cửa miệng” của các nhà quản lý điều hành hay các doanh nghiệp và cả công luận cũng là tại sao ngân hàng để các doanh nghiệp, hộ dân… thiếu vốn hoạt động? Nếu áp lực vẫn cứ tiếp tục đổ lên vai ngân hàng phải gánh vác cả vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế thì cần lưu ý là căn bệnh thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn sẽ thường trực.
Doanh nghiệp khi thiếu vốn không nên cứ trông chờ vào ngân hàng, mà cần phải tự hỏi xem mình đã đủ năng lực cũng như uy tín để phát hành trái phiếu doanh nghiệp hay chưa? Ở nước ta, thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn đang rất phôi thai, chủ yếu là thị trường sơ cấp. Tôi cho rằng khi nào doanh nghiệp ít trông vào cửa ngân hàng, chủ động phát hành trái phiếu khi thiếu vốn thì nền kinh tế sẽ phát triển hơn nữa.
Xin cảm ơn ông!
TS. Trần Hoàng Ngân, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia: Những kết quả đạt được trong công cuộc tái cơ cấu các TCTD giai đoạn 2011-2015 sẽ tạo nền tảng vững chắc cho ngành ngân hàng thực hiện thành công mục tiêu tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020. Để thành công, ngành ngân hàng cần phải tổng hòa các giải pháp từ cả nền kinh tế chứ không riêng hệ thống ngân hàng: Chính phủ phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh công bằng minh bạch; quá trình tái cơ cấu cần diễn ra đồng bộ, không chỉ đẩy nhanh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mà cả lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước cũng cần diễn ra mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, việc tái cơ cấu cần tìm ra giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề tài sản của các ngân hàng, đặc biệt là thủ tục pháp lý liên quan tới giải quyết tài sản thế chấp đến thời điểm này còn ách tắc, cần phải có sự hỗ trợ của các cơ quan, ban ngành có liên quan. Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN): Tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD là một quá trình thường xuyên, liên tục. NHNN sẽ tiếp tục cơ cấu lại triệt để và toàn diện hệ thống các TCTD, kiên quyết xử lý dứt điểm các TCTD yếu kém theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong thời gian tới, các TCTD sẽ phát triển theo hướng đa năng, hiện đại, hoạt động minh bạch, an toàn, hiệu quả, vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình, có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến, chuẩn mực an toàn hoạt động phù hợp với thông lệ quốc tế… Ông Nguyễn Danh Lương, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): Sau năm 2015, nhiệm vụ then chốt của Vietcombank là phải xây dựng được một hệ thống quản trị ngân hàng hiện đại, tăng trưởng và phát triển bền vững theo chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, Vietcombank phải tiếp tục tăng vốn chủ sở hữu, mở rộng quy mô thông qua M&A khi có điều kiện, áp dụng Basel II, đổi mới và phát triển nền tảng công nghệ. Đặc biệt, Vietcombank sẽ tiếp tục tập trung nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh để có thể khai thác triệt để các cơ hội khi hội nhập kinh tế quốc tế. TS. Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Quản lý tài sản (VAMC): Bước sang năm 2016, VAMC xác định phải tự đi trên đôi chân của mình. Vì thế, VAMC đặt mục tiêu hàng đầu là tập trung toàn lực vào việc xử lý khối nợ đã mua và mua nợ theo giá thị trường đối với những khoản nợ mới phát sinh, hạn chế dần mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt. Đồng thời, VAMC cũng sẽ thực hiện thí điểm hoạt động bảo lãnh, đầu tư, góp vốn để hỗ trợ khách hàng vay; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị, tham gia góp ý với cấp có thẩm quyền nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách, xử lý nợ và phát triển thị trường mua bán nợ. Chi Mai (ghi) |