【bongda net】Trân quý những hy sinh thầm lặng
Nhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 - 27.2.2023),ânquýnhữnghysinhthầmlặbongda net ông Nguyễn Hoàng Thao, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, động viên tập thể đội ngũ cán bộ, y bác sĩ Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ảnh: HỒNG THUẬN
Tỏa sáng những tấm gương
Trong tất cả các nghề nghiệp, ít có nghề nghiệp nào mà xã hội đòi hỏi cần phải có phẩm chất và tài năng như nghề thầy thuốc. Có tận mắt chứng kiến mới thấy được hết những nỗi vất vả của đội ngũ y, bác sĩ. Họ làm việc không kể ngày đêm, có những lúc ổ bánh mì mang theo từ sáng cho đến trưa vẫn còn nguyên, bữa cơm trưa vội vã mà khi bỏ đũa xuống đồng hồ đã điểm 1, 2 giờ chiều. Rồi khi có những ngày bệnh nhân đông, ca bệnh khó, nhiều bác sĩ vội vàng ăn cơm, vội vàng thở dài, thở dốc. Đằng sau những vất vả ấy có là gì? Đó là chỉ mong mang lại những điều tốt đẹp nhất cho bệnh nhân.
Là một người yêu nghề bằng cả con tim, với niềm đam mê, tò mò, không ngừng học hỏi, nghiên cứu, tìm ra phương pháp chữa bệnh, bác sĩ Huỳnh Hoạch Phến, Bệnh viện Hoàn Mỹ Tư nhân Bình Dương, luôn là một bác sĩ y đức và có khát vọng cống hiến cho cộng đồng trong nghề chữa bệnh cứu người. Bao năm nghiên cứu sách vở, học hỏi kinh nghiệm, bác sĩ Phến đã chứng minh hiệu quả sử dụng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch trong điều trị đột quỵ nhồi máu não cấp. Để đưa ra kết luận này, bác sĩ Phến đã trải qua rất nhiều khó khăn, nhiều đêm thức trắng để tìm tòi nghiên cứu các loại thuốc điều trị đột quỵ. Không dừng lại ở những kinh nghiệm quý báu của các thế hệ tiền bối truyền lại, anh còn miệt mài nghiên cứu học tập kinh nghiệm từ nền y học của các nước trên thế giới. Nhờ sự kiên trì, nỗ lực, nhanh nhạy, ham học hỏi, đặc biệt là cái tâm của người thầy thuốc, anh đã mang lại những giá trị lớn lao cho đời sống cộng đồng. Hơn hết, đối với anh, việc nghiên cứu chỉ đơn giản là tình thương người tự đáy lòng và cũng là niềm đam mê nghiên cứu học hỏi trong nghề y.
Ê-kíp trong ca vi phẫu thuật chuẩn bị ghép cẳng chân cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Khi nhắc đến những câu chuyện nghề y, P.V lại nhớ đến câu chuyện của bác sĩ Trương Thị Kim Hoàn, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản nhi Bình Dương. Chị kể: “Đó là một buổi tối, khi tôi đang ăn cơm cùng gia đình thì nhận cuộc gọi từ cơ quan, một thai phụ nhau bong non, thai chết, mạch không, huyết áp 0. Không chần chừ, tôi khoác vội chiếc áo, chạy lên khoa. Sản phụ được chỉ định đưa ngay lên bàn mổ cấp cứu để bảo tồn tử cung, thắt động mạch tử cung 2 bên. Bệnh nhân mất máu nhiều nên chúng tôi vừa mổ, vừa truyền máu để chống thiếu máu, cầm máu tốt. Ca mổ kéo dài đến 3 giờ sáng, bệnh nhân được cứu sống, cả ê-kíp mừng rỡ. Mỗi chúng tôi hiểu rằng, mình đã làm được điều ý nghĩa, xứng đáng với nghề mình đã chọn”
Niềm vui của người thầy thuốc là vậy. Cứu sống được bệnh nhân chính là động lực để họ có niềm tin vững chãi với nghề. Bác sĩ Đỗ Thanh Liêm, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo đã từng công tác tại Khoa Cấp cứu - Hồi sức của trung tâm, cho biết: “Đặc thù là một bộ phận cấp cứu khẩn cấp nên các bác sĩ, điều dưỡng cấp cứu phải túc trực xuyên suốt 24/24 giờ. Bệnh nhân được chuyển vào khoa đa số là các trường hợp nặng, khẩn cấp, đe dọa tới tính mạng, đòi hỏi các bác sĩ, điều dưỡng cần phải đánh giá nhanh chóng và đưa ra quyết định hợp lý trong điều trị. Với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng dày dạn kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn sâu cùng với tấm lòng yêu nghề, trung tâm đã giành lại sự sống nhiều người bệnh từ những cơn thập tử nhất sinh”.
Nỗ lực vượt khó vì sức khỏe nhân dân
Ai cũng biết nghề “trị bệnh cứu người” thật khó, bởi trăm người trăm bệnh. Mỗi thể trạng người bệnh là một phương pháp điều trị riêng, không giống nhau. Các bác sĩ phải “chiến đấu” giành sự sống cho người bệnh từ những máy móc gắn chằng chịt trên người để theo dõi chỉ số sinh tồn. Tình thế nguy cấp, đội ngũ y, bác sĩ phải làm việc xuyên đêm, dõi theo những chỉ số sinh tồn của người bệnh để đưa ra các can thiệp, chăm sóc kịp thời. Còn gì buồn hơn, đau hơn khi bệnh nhân đối diện với “tử thần” mà mọi nỗ lực níu kéo đến giây phút cuối cùng để bệnh nhân ở lại đều bị vô hiệu. Những lúc ấy, trái tim của những y, bác sĩ như bị bóp ngẹn, cảm giác như vừa mất đi một người thân và lặng lẽ làm nốt những phần việc còn lại.
Kể làm sao hết những hy sinh thầm lặng của người thầy thuốc. Thực tế, thời gian qua đội ngũ y, bác sĩ đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi mỗi cán bộ và y, bác sĩ không ngừng cố gắng, nỗ lực. Trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn, hệ thống văn bản pháp luật chưa hoàn thiện nhưng ngành y tế tỉnh nhà đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu y tế. Biểu dương kết quả của ngành, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết lãnh đạo tỉnh luôn xác định y tế là một ngành rất quan trọng đối với sự phát triển tỉnh nhà. Quá trình phấn đấu, phát triển và những đóng góp của ngành y tế là hết sức đáng tự hào. Đặc biệt, trong năm qua ngành đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi mỗi cán bộ, y, bác sĩ không ngừng cố gắng, nỗ lực.
Nhắc đến những vấn đề trọng tâm cần triển khai trong lĩnh vực y tế trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh đến công tác phát triển đội ngũ y, bác sĩ “vừa hồng vừa chuyên”, có tay nghề cao, đẩy mạnh y tế dự phòng, khám chữa bệnh từ xa, hoàn thiện hồ sơ sức khỏe điện tử, nhanh chóng chuyển đổi số y tế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhanh chóng xây dựng phương án di dời và vận hành Bệnh viện 1.500 giường trình các cấp có thẩm quyền… Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ đây là những việc quan trọng, ngành cần khắc phục khó khăn, đổi mới, vượt qua chính mình, quyết tâm thực hiện để có thể bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân ngày một tốt hơn.
标签:
责任编辑:Cúp C2