发布时间:2025-01-10 19:40:50 来源:88Point 作者:Cúp C1
Đây là một trong những điểm mới nổi bật của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 khi chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2018.
Các đại biểu tham dự Hội nghị trực tuyến triển khai BLHS năm 2015 do Bộ Tư pháp tổ chức (tại điểm cầu Hậu Giang).
Quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân
Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự nước ta,ộluậtHnhsựnămBổsungtrchnhiệmhnhsựcủdoi hinh du kien bong da hom nay chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại được bổ sung vào BLHS. Đây được xem là điểm đổi mới nổi bật, mang tính đột phá trong chính sách hình sự, làm thay đổi nhận thức truyền thống về vấn đề tội phạm và hình phạt hiện nay.
Theo Bộ Tư pháp, việc bổ sung chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân vào BLHS xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tiễn trong việc xử lý các vi phạm pháp luật của pháp nhân thời gian qua. Nhất là những vi phạm trong các lĩnh vực kinh tế và môi trường, đồng thời tạo điều kiện bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bị thiệt hại do các vi phạm của pháp nhân.
Mặc dù vậy, trách nhiệm hình sự của pháp nhân là vấn đề mới, hết sức phức tạp, do đó, theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, để bảo đảm sự thận trọng trong việc quy định chính sách mới, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, BLHS năm 2015 đã xác định rõ giới hạn áp dụng chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân.
Cụ thể, tại Điều 2 của BLHS quy định chế định này chỉ áp dụng đối với pháp nhân thương mại. Bên cạnh đó, bộ luật cũng quy định pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 33 tội danh được liệt kê cụ thể tại Điều 76 của BLHS, trong đó có 22 tội danh thuộc nhóm các tội phạm về kinh tế, 9 tội danh thuộc nhóm các tội phạm về môi trường và chỉ có 2 tội danh thuộc nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng.
Đồng thời, bộ luật cũng quy định rõ 4 điều kiện để một pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự, bao gồm hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân; hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân; hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, hệ thống chế tài áp dụng đối với pháp nhân phạm tội được quy định tại Điều 33 và Điều 46 của BLHS bao gồm 3 hình phạt chính là phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Bên cạnh đó, pháp nhân còn có thể chịu các hình phạt bổ sung như cấm kinh doanh, cấm huy động vốn hoặc biện pháp tư pháp như tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, buộc công khai xin lỗi,…
Thu hẹp hình phạt với người chưa thành niên
Bên cạnh quy định mới về pháp nhân, BLHS năm 2015 đã có sự điều chỉnh mạnh mẽ trong chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, đặc biệt là đối với các em từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo hướng bảo vệ lợi ích tốt nhất cho các em, trên tinh thần đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên.
Bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Vụ trưởng Vụ pháp luật hình sự - hành chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cho biết: Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, bộ luật đã thu hẹp đáng kể phạm vi trách nhiệm hình sự của đối tượng này. Theo đó, các em chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc 28 tội danh trong số 314 tội danh được quy định trong BLHS (chiếm 8,91%) thuộc 4 nhóm tội phạm: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người; các tội xâm phạm sở hữu; các tội phạm về ma túy và các tội xâm phạm an toàn công cộng.
Ngoài ra, đối tượng này cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi chuẩn bị phạm 2 tội danh trong số 314 tội danh được quy định trong BLHS (chiếm 0,63%). Đó là tội giết người và tội cướp tài sản.
Bên cạnh đó, một điểm mới đáng lưu ý trong chính sách hình sự đối với người chưa thành niên là BLHS năm 2015 quy định rõ trong 3 trường hợp người chưa thành niên bị kết án được coi là không có án tích, bao gồm người bị kết án là người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; người bị kết án là người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án do lỗi vô ý về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng hoặc tội rất nghiêm trọng; người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp tư pháp (giáo dục tại trường giáo dưỡng).
Ngoài 3 trường hợp nêu trên thì theo quy định tại Điều 69 của BLHS, người chưa thành niên bị kết án nhưng được miễn hình phạt cũng được xem là không có án tích.
ĐÌNH BẢO tổng hợp
相关文章
随便看看