Kết quả khả quan Hiện,ácđịaphươngkhẩntrươngthựchiệnhồsơsứckhỏeđiệntửlịch đấu laliga Bộ Y tế đã thí điểm phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử tại 26 trạm y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình của 8 tỉnh, TP là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Lào Cai, Yên Bái, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Long An.
Riêng tại Hà Nội, việc lập hồ sơ sức khỏe điện tử của từng người dân được triển khai tại các trạm y tế từ đầu năm 2018. Qua tìm hiểu phóng viên được biết tại huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội, 99% dân số được lập hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử. Bà Khánh Thị Nhi, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hoài Đức cho biết, mỗi cá nhân có hồ sơ điện tử sẽ giúp quản lý và chăm sóc sức khỏe tốt hơn, giúp ích cho cả người bệnh và cán bộ y tế. "Khi người dân đi khám, thông qua hồ sơ sức khỏe điện tử được liên thông từ tuyến y tế cơ sở đến các bệnh viện, thầy thuốc sẽ biết được tiền sử bệnh tật một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ, tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị", bà Nhi chia sẻ. Trong tháng 9 và tháng 10/2019, Trung tâm Y tế huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội đã khai trương và đưa vào hoạt động 5 trạm y tế xã theo mô hình nguyên lý y học gia đình. Tại các trạm y tế này đã có 40.117/41.926 người được lập hồ sơ quản lý sức khỏe (đạt 95,7%). Tương tự, tại Trạm Y tế xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, Hà Nội sau hơn 1 năm hoạt động theo mô hình nguyên lý y học gia đình, 97% dân số trong xã đã được lập hồ sơ quản lý sức khỏe. Tại tỉnh Hà Tĩnh, địa phương này đã nỗ lực vượt khó triển khai lập hồ sơ sức khoẻ điện tử của từng người dân tại tất cả các trạm y tế trong toàn tỉnh (262 trạm y tế) từ tháng 2/2018. Đến nay đã có hơn 90% người dân (trên 1 triệu người) đã có hồ sơ sức khoẻ điện tử. Chẳng hạn tại Trạm Y tế xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, dù chỉ có 6 cán bộ nhân viên đang làm việc nhưng đã tiến hành một khối lượng công việc khổng lồ là lập hồ sơ sức khoẻ điện tử cho hơn 8.000 dân trong xã. Ông Lê Ngọc Châu, Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh cho biết, với những thành tích đã đạt được năm 2019, mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, hơn 90% người dân trên địa bàn tỉnh sẽ có mã số sức khoẻ, liên thông dữ liệu giữa tất cả cơ sở y tế từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh. Khó khăn về công nghệ Tuy quá trình lập hồ sơ sức khỏe điện tử đạt được nhiều kết quả song theo bà Trần Thị Mai Hương, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Tân Hội, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ sức khỏe người dân tại trạm y tế còn hạn chế. “Hiện Trạm y tế sử dụng 3 phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử. Nhưng các phần mềm chưa tương thích với các bệnh viện tuyến trên nên khó khăn trong việc theo dõi tiền sử bệnh tật của người dân”, bà Hương nêu. Ông Lê Ngọc Châu cho rằng, kỹ năng thực hiện về các lĩnh vực công nghệ thông tin, máy tính của cán bộ trạm y tế chưa đáp ứng được yêu cầu. "Hiện các trạm y tế chỉ có một máy tính, nhiều trạm chưa có đường truyền tốc độ cao nên tiến độ nhập dữ liệu chưa đạt yêu cầu”, ông Châu cho hay. Trên phạm vi rộng hơn, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, hiện còn một số bất cập trong việc triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân như phần mềm áp dụng chưa liên thông; một số địa phương còn lúng túng khi lựa chọn phần mềm, mã định danh y tế, mẫu hồ sơ và khai thác dữ liệu phục vụ công tác quản lý. "Bộ Y tế đang phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam xác định phương thức xây dựng mã định danh y tế cho người dân, bảo đảm mỗi hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân được cấp phát một mã định danh y tế. Thời gian hoàn thành là năm 2020", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn thông tin. Còn theo lãnh đạo một số địa phương, để hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân được thực hiện đồng bộ trên toàn quốc, góp phần giảm tình trạng quá tải, tiến tới xây dựng hồ sơ bệnh án điện tử tại tất cả bệnh viện và phát triển một nền y tế thông minh, ngoài sự nỗ lực, vào cuộc tích cực từ các địa phương, Bộ Y tế cần sớm ban hành các hướng dẫn liên quan đến hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân. |