Thịt ế được bán phổ biến ở vả hè,ãihùngthịtôiếgiữalòngHàNộket qua bong đá trực tuyến lòng đường Thịt ôi, ế, bốc mùi Khu vực chợ tạm, chợ Cổ Điển (khu công nghiệp Bắc Thăng Long), chợ Vồ (Quang Trung – Hà Đông), chợ cóc (Ba La – Hà Đông) từ lâu đã trở thành nơi tập kết các loại thịt lợn, gà ôi, ế từ những nơi khác dồn về. Thời điểm “tập kết” hàng ôi, ế thường từ 12 giờ đến 15 giờ hàng ngày bất kể trời mưa hay nắng. Thịt được bày bán trên những tấm bao xi măng để bệt xuống đất, có hàng khấm khá hơn thì được bày trên những sạp gỗ xập xệ, bẩn thỉu đầy ruồi muỗi. Họ vừa lén lút bán nốt số hàng vừa trông chừng công an ập đến. Trực chờ ở hàng nước chè cạnh chờ Vồ (Hà Đông) hơn hai tiếng đồng hồ cuối cùng chúng tôi cũng bắt gặp được cảnh những tiểu thương tập kết hàng ế từ những nơi khác về. Những miếng thịt lợn thâm tím, nhỉ nước, bốc mùi hôi thối được những tiểu thương bày ngay trên sạp. Cứ có người đi qua họ lại mời chào rôm rả. Thịt ôi thiu tại chờ Vồ (Quang Trung – Hà Đông) Trong vai người mua hàng cho quán cơm bình dân với số lượng lớn, chúng tôi được những tiểu thương này chèo kéo: “Thịt đi em, trưa rồi chị bán rẻ cho. Thịt này sáng chị toàn bán 9 đồng đấy (90.000 đồng /kg) giờ chị bán rẻ cho 5 đồng rưỡi thôi (55.000 đồng/ kg)”. Thấy chúng tôi lưỡng lự. Người phụ nữ này đon đả: “ Giá vậy là được rồi. Nếu em lấy nốt chị để cho 5 đồng (50.000 đồng/ kg)”. Trong khi đó ở sập hàng bên cạnh người phụ nữ vừa bày hàng ra đã có một khách hàng phóng xe máy tới lấy một lúc 4 kg thịt. Một lúc sau lại có thêm một tiểu thương khác xách một bịch thịt gà ế đặt lẫn với số thịt lợn. Những miếng thịt gà được làm khá sạch sẽ thế nhưng màu sắc thịt không còn căng mịn mà nhăn nheo, bốc mùi, được bán với giá 40.000 đồng /kg. Chúng tôi tỏ ý muốn mua thì chị này kỳ kèo: “ Em mua cho quán cơm à? Lấy nốt cho chị nhé. Giá 38 thôi (38.000 đồng/kg). Về đây bán là lỗ rồi, chị không giảm được nữa đâu” Vừa nói mắt chị ta vừa đảo xung quanh trông chừng công an. Cô Hương bán trà đá cạnh chờ Vồ cho biết: “Trước đây bán nhiều lắm. Họ bày bán la liệt ở trong chợ này. Đợt này bị công ăn đuổi nhiều quá nên đã ít đi rồi đấy. Cứ tầm 12 giờ hơn là họ lại dồn về đây bán nốt hàng ế.” Tại chợ cóc ở ngã ba Ba La (Hà Đông) những chiếu thịt cũng được bày bán ngay dưới lòng đường qua lại. Giữa thời tiết nắng nóng nhưng cảnh mua bán ở đây vẫn diễn ra nhộn nhịp. Tiến lại gần một chiếu thịt chúng tôi phát hiện thịt đã tím tái, bốc mùi, ruồi nhặng bu kín.Thế nhưng chốc chốc lại có người dừng xe hỏi mua. Một chị bán khăn cầm ngay miếng thịt lên ngửi. Rồi lựa mấy miếng cho vào túi. Thấy chúng tôi đang cầm miếng thịt xem xét chị này nói ngay: “Thịt hôm nay tươi hơn mọi hôm đấy em ạ. Nhiều hôm mùi kinh hơn nhiều. Chị hay mua hàng này lắm. Em cứ yên tâm đi, hơi mùi chút thôi nhưng được cái rẻ.” Cứ số thịt trên chiếu vơi đi là chị chủ hàng lại lấy thêm thịt cất giấu trong túi ni lông để cầm xe bỏ thêm ra. Chúng tôi hỏi thì chị ta nói ngay: “ Chị không dám bày ra nhiều vì sợ công an bắt. Thịt có 50 thôi (50.000 đồng /kg) mua đi em.” Tại chợ Cổ Điển (gần chân cầu Thăng Long) giá thịt ôi cũng dao động từ 50.000 đồng/kg đến 55.000 đồng/kg. Thịt ôi ở chợ này cũng phong phú không kém. Bên cạnh loại thịt tím tái, nhỉ ra nước còn cả loại thịt cứng còng còng như đá vì được “bảo quản” trong tủ đá lâu ngày.Thấy chúng tôi hỏi mua thịt cho quán cơm một chị hàng thịt tên Lan đon đả: “ Em mua cho quán cơm à? Mua nhiều không? Lấy ngay bây giờ nhé! Đợi chị chút xíu chị về lấy thêm thịt rồi ra ngay”. Chưa đầy 10 phút chị này đã xách ra hai bịch thịt lợn đựng trong túi ni lông. Những tảng thịt đựng trong tủ đá lâu ngày nên trắng bạch, cứng còng, bốc mùi khó chịu. Tại vỉa hè đường Nguyễn Trãi (khu vực gần Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Hà Nội) những chiếu thịt ôi cũng được bán công khai cho các sinh viên với giá rất phù hợp với sinh viên (45.000 đồng – 50.000 đồng /kg).
Chấp nhận mua thịt ôi vì… rẻ Dù thịt ôi ế nhưng hóa ra lại đắt hàng. Chỉ chưa đầy 30 phút các chủ chiếu hàng thịt ôi tại chợ cóc Ba La (Hà Đông) hay chợ Vồ (Quang Trung – Hà Đông) đã hết nhẵn hàng. Đối tượng mua thường là những người buôn bán nhỏ lẻ, công nhân, sinh viên và đặc biệt là… những chủ cửa hàng bán cơm bình dân tại các khu công nghiệp, trường học và khu trọ của sinh viên. Chị Lan chủ hàng thịt ở chợ Cổ Điển cho biết: “ Hôm qua loại thịt này chị mới bán 23 kg cho quán ăn. Khách ruột của chị đấy, họ mua thường xuyên nhiều hôm không còn hàng bán cho họ nữa. Dạo này thịt đắt lên rồi em đồng ý 55 (55.000 đồng/ kg ) thì chị bán. Nếu em lấy thường xuyên thì chị sẽ giảm cho. Cứ cho chị số điện thoại chị dồn hàng đem đến tận nơi.” Vì rẻ nên chị Thoa bán xôi vẫn hay mua loại thịt ôi thiu này để ăn biết là không tốt cho sức khỏe, chị cho hay: “ Thịt giờ này không được tươi ngon nhưng em chịu khó luộc qua nước sôi mấy lần rồi sát muối là hết mùi ngay. Chị ngày nào cũng mua tầm giờ này ở đây chứ mua lúc sáng đắt lắm, buôn bán được ba cọc ba đồng, tiết kiệm được đồng nào hay đồng nấy”. Chấp nhận mua thịt ôi thiu vì rẻ, bất chấp sự nguy hại cho sức khỏe đó là lựa chọn không chỉ của những người thu nhập thấp mà ngay cả đến những quán ăn, nhà hàng cũng đều lựa chọn loại thịt này nhằm thu được lợi nhuận cao hơn. Cũng chính vì thế mà hàng loạt các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp trong thời gian gần đây khiến dư luận hoang mang về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến bao giờ những chiếu thịt ôi thiu mới có thể dẹp hết khi mà nhu cầu vẫn cứ tăng như hiện nay? Nhật Minh |