【tỉ số bồ đào nha】Gần 2.000 doanh nghiệp Việt Nam được IFC hỗ trợ vượt qua khó khăn do Covid

La liga 2025-01-11 09:54:09 157
IFC tài trợ 100 triệu USD để mở rộng tín dụng xanh tại Việt Nam
SeABank có thêm 40 triệu USD để cấp tín dụng
Các hoạt động liên quan đến cảng biển đóng góp ngày càng lớn vào số thu ngân sách của Bà RỊa - Vũng Tàu
Chương trình tài trợ thương mại của IFC đã hỗ trợ rất lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Trong bối cảnh gián đoạn sản xuất kinh doanh do đại dịch Covid-19 gây nên, kéo theo hạn chế về thanh khoản, trong 12 tháng qua, IFC đã thúc đẩy các hoạt động tài trợ thương mại và tài trợ chuỗi cung ứng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp trong ngành dệt may và nông sản, tiếp tục hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và duy trì việc làm.

Khả năng chống chịu của Việt Nam trước đại dịch Covid-19 trong năm 2020 đã giúp đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu trong khi doanh nghiệp ở hầu hết các quốc gia khác đã phải đối mặt với sự gián đoạn hoạt động kéo dài. Điều này đã giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại ở mức cao kỷ lục trong năm ngoái và duy trì việc làm cho người lao động. IFC đã ngay lập tức nâng cao hạn mức tài trợ thương mại cho các ngân hàng để đón đầu những thiếu hụt về tài trợ thương mại có thể xảy ra bởi đợt bùng phát đại dịch đầu tiên vào tháng 2/2020. Sang năm tài khóa 2021, IFC đã tiếp tục đẩy mạnh tài trợ thương mại tại Việt Nam nhằm hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu để thúc đẩy quá trình hồi phục kinh tế hậu Covid-19.

Trong 12 tháng qua, Chương trình Tài trợ Thương mại Toàn cầu (GTFP) của IFC đã giúp 6 ngân hàng tại Việt Nam nâng cao năng lực đảm bảo rủi ro thanh toán trong tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp trong nước, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với sự hỗ trợ của IFC, các ngân hàng đã phát hành 974 bảo lãnh với tổng giá trị 686 triệu USD để hỗ trợ cho gần 2.000 nhà xuất khẩu và nhập khẩu.

Bên cạnh đó, IFC cũng cấp 418 triệu USD cho các nhà cung cấp trong nước để duy trì thanh khoản khi đối tác mua hàng của họ yêu cầu gia hạn thời hạn thanh toán. Hỗ trợ này nằm trong khuôn khổ Chương trình Tài trợ thương mại chuỗi cung ứng toàn cầu của IFC để cấp vốn ngắn hạn cho các nhà cung cấp đang xuất khẩu hàng hóa cho bên mua quốc tế, bằng cách chiết khấu hóa đơn sau khi những hóa đơn này được bên mua chấp thuận.

Ông Hà Văn Tiến, Giám đốc Tài chính Công ty Cổ phần May Sơn Hà, một đối tác tham gia Chương trình Tài trợ thương mại chuỗi cung ứng toàn cầu của IFC, cho biết: “Cơ chế này của IFC giúp hỗ trợ các nhà cung cấp chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt ngay sau khi bên mua phê duyệt khoản phải thu. Điều đó đã giúp Sơn Hà nhận tiền thanh toán hóa đơn nhanh, giải quyết áp lực quay vòng vốn trong quản lý dòng tiền trong bối cảnh thương mại toàn cầu bị gián đoạn”.

Nhu cầu về tài trợ chuỗi cung ứng đã tăng đột biến trong giai đoạn đại dịch khi các nhà cung cấp bị hạn chế về thanh khoản do gián đoạn chuỗi cung ứng. Nhằm ứng phó với tình trạng này, tổng tài trợ chuỗi cung ứng của IFC đã tăng thêm 28% trong năm tài chính 2021, giúp 31 doanh nghiệp may mặc và nông nghiệp duy trì hoạt động và đảm bảo hơn 100.000 việc làm.

本文地址:http://app.marimbapop.com/html/36b792130.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh

Á hậu Thúy Vân lên tiếng bảo vệ Thiên Ân

Chủ tịch Thừa Thiên Huế: Huy động mọi nguồn lực để thực hiện các mục tiêu Quy hoạch

Chủ tịch Thừa Thiên Huế: Huy động mọi nguồn lực để thực hiện các mục tiêu Quy hoạch

Thực thi pháp luật, tuyên truyền công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 sẽ có một phiên họp dành riêng cho giới doanh nghiệp

Danh mục các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng

Ông Nawat bị chính 'gà cưng' không phản đối một hành động

友情链接