【lens vs lille】Chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Đang trong thời điểm dịch sốt xuất huyết (SXH) tăng, nhiều nơi ở Bình Dương trong đó có TX.Thuận An là một điểm nóng về dịch SXH.

“Đột nhập” vào vùng dịch

Chúng tôi có mặt tại khu phố 1B, phường An Phú lúc 16 giờ 30, ngày 31-7 để cùng cán bộ y tế của Trung tâm Y tế TX.Thuận An đi phun thuốc diệt muỗi tại các hộ gia đình, khu nhà trọ. Đi theo cán bộ dẫn đường, chúng tôi có mặt tại một khu nhà trọ nằm trên đường ĐT 743 thuộc địa bàn phường An Phú. Nhiều căn phòng cửa đóng im lìm, một số có người vẫn ở trong nhà nhưng có vẻ dò xét, không muốn hợp tác. Khi cán bộ y tế hô to “mọi người ra ngoài để chúng tôi xịt muỗi” thì có người đóng cửa lại và ở luôn trong phòng, có người đi ra nhưng có vẻ dè chừng không muốn. Dễ dàng nhận thấy, mặc dù số ca mắc bệnh SXH tăng, diễn biến dịch hết sức phức tạp, nhưng nhiều người dân vẫn chưa có ý thức phòng bệnh, thậm chí một số ít người dân còn chưa nhận biết được dấu hiệu của bệnh SXH, cách phòng bệnh, nguồn lây.

 Trung tâm Y tế TX.Thuận An phun diệt muỗi tại khu nhà trọ thuộc khu phố 1B, phường An Phú, TX.Thuận An

Phường Thuận Giao (TX. Thuận An) là một trong những ổ dịch SXH lớn nhất của tỉnh. Việc hình thành ổ dịch nguyên nhân một phần là do người dân chưa chủ động, tự giác trong việc phòng, chống SXH. Bệnh nhân Nguyễn Thị Phượng (khu phố Bình Thuận 2, phường Thuận Giao) chia sẻ, gia đình chị vừa trải qua giai đoạn “kinh hoàng” khi cả 3 người trong gia đình đều bị SXH. Do mắc SXH nhưng không biết, chị cũng không có các biện pháp phòng, chống bệnh như phun thuốc diệt muỗi, vệ sinh môi trường nhà ở, nằm màn… nên chỉ sau gần 2 tuần, chồng và con gái của chị cũng được chẩn đoán mắc SXH. Theo các cán bộ y tế ở TX.Thuận An, hiện có 5 phường có tỷ lệ người mắc bệnh SXH cao là: Bình Hòa, Thuận Giao, An Phú, Bình Chuẩn và Lái Thiêu.

Người dân không chủ quan

Bác sĩ Quách Hoàng Mỹ, Trưởng phòng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh không khỏi rùng mình khi ngay bên cạnh có rất nhiều vỏ dừa có chứa nước với lăng quăng lúc nhúc. Vội vàng tuyên truyền để người dân hiểu đây chính là ổ chứa lăng quăng, nguyên nhân gây ra bệnh SXH thì người dân mới “té ngửa” hiểu ra vấn đề. Tại một số hộ gia đình khác, bác sĩ Mỹ còn phát hiện ra nhiều chai lọ, lu vại chứa nước mưa chứa đầy lăng quăng nhưng chưa được tuyên truyền để xử lý.

Khi được hỏi vì sao ở đây lăng quăng, muỗi quá nhiều? Bác sĩ Mỹ cho biết, khu vực phần lớn là dân nhập cư, cán bộ đi phun xịt thuốc nhiều khi còn bị người dân không hợp tác, dò xét, nghi ngờ. Riêng TX.Thuận An là địa bàn nóng nhất về tình hình mắc bệnh SXH khi chiếm khoảng 1/3 số ca mắc bệnh trong toàn tỉnh. Đến hết tháng 6 năm nay, toàn tỉnh ghi nhận có 2.123 trường hợp mắc SXH, một ca tử vong ở TX.Dĩ An là một em bé quê ở An Giang.

Không riêng gì TX.Thuân An, một số địa phương tập trung đông dân cư như TX.Dĩ An, TP.Thủ Dầu Một, TX.Tân Uyên… đều có số ca mắc bệnh SXH tăng. “Thực tế cho thấy, một số người dân chưa có ý thức tự phát hiện được các dụng cụ phế thải, dụng cụ chứa nước có lăng quăng, chưa biết cách súc rửa dụng cụ chứa nước để loại bỏ triệt để ổ lăng quăng tại gia đình, đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh SXH”, bác sĩ Mỹ cho biết thêm. Anh Lê Viết Hiếu (quê Bến Tre), một bệnh nhân vừa mắc bệnh SXH mệt mỏi cho biết: “Ở đây thì gần như nhà nào cũng có người bị SXH, gia đình tôi rất lo lắng sợ bị lây bệnh cho con nhỏ nên mấy hôm nay không để bé tiếp xúc với ba”. Anh Hiếu chia sẻ thêm, hơn một tháng qua mưa liên tục tạo điều kiện cho lăng quăng, muỗi phát triển mạnh nên rất nhiều người bị muỗi đốt, bệnh lây lan nhanh.

 Việc phun thuốc diệt muỗi khi phát hiện ổ dịch SXH như hiện nay được xem như biện pháp khẩn cấp, không có ý nghĩa dự phòng. Thuốc phun ở ổ dịch chỉ có tác dụng từ 1 - 2 ngày, sau đó muỗi vẫn có thể phát triển bình thường. Cách tốt nhất phòng tránh SXH vẫn là vệ sinh, tiêu diệt môi trường sống của muỗi, lăng quăng, ngăn ngừa muỗi sinh sản và thực hiện các biện pháp dự phòng khác như ngủ màn kể cả ban ngày, mặc quần áo dài... để phòng tránh muỗi đốt. Trước những diễn biến khó lường của bệnh, mọi người nếu thấy sốt cao đột ngột phải vào bệnh viện ngay. Bởi phát hiện sớm sẽ có cơ hội điều trị dự phòng sớm để giảm nguy cơ xuất huyết do bệnh diễn biến rất nhanh, khi bị xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa…

(Bác sĩ Quách Hoàng Mỹ, Trưởng phòng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh)

Thể thao
上一篇:Khai mạc Chợ Tết Công đoàn
下一篇:Hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc vùi lấp 3 CSGT và người dân