Đây là nội dung chính được thảo luận trong buổi Hội thảo “Pháp luật Việt Nam đã sẵn sàng cho hội nhập?ấtlượngvănbảnphápluậttácđộnglớntớinănglựccạnhtranhcủadoanhnghiệlịch đá bóng đêm nay” - do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 17/10, nhằm phản ánh những góc nhìn từ thực tiễn đối với pháp luật kinh doanh tại Việt Nam, đồng thời, từ đó đưa ra những nhận định và kiến nghị tới các cơ quan quản lý nhà nước. Loại bỏ những quy định không minh bạch, chồng chéo Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, VCCI cho biết, chất lượng văn bản pháp luật rất quan trọng, có tác động ngày càng lớn tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và người dân. Trong số những yếu tố đảm bảo chất lượng của một văn bản pháp luật, tính hợp lý, tính thống nhất, tính khả thi và tính minh bạch là những yếu tố vô cùng quan trọng. Các giải pháp xây dựng pháp luật trong thời gian tới cần loại bỏ những quy định không minh bạch, tiếp tục giảm rào cản gia nhập thị trường, bảo vệ quyền tự do kinh doanh, chống lợi ích nhóm, chống chồng chéo pháp luật, tăng cường công khai, lấy ý kiến doanh nghiệp, người dân. Đặc biệt, những văn bản luật có ảnh hưởng rộng rãi như các luật thuế cần đảm bảo cho người dân và các đối tượng có liên quan được tham gia góp ý trong quá trình xây dựng văn bản luật. “Trong quá trình xây dựng các văn bản pháp luật ngoài việc phải công khai, minh bạch dự thảo văn bản, cần thiết phải tiến hành đánh giá tác động kinh tế - xã hội của các văn bản pháp luật và chính sách mới trước khi ban hành để không tạo ra những hệ quả không mong đợi” - ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh. Ông Mark Grillin, Trưởng nhóm công tác Thuế và Hải quan, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cho rằng, trong quá trình soạn thảo chính sách, điểm đầu tiên các nhà soạn thảo chính sách cần lưu ý là xác định những mục tiêu cụ thể khi xây dựng chính sách và thực hiện theo những mục tiêu này. Bên cạnh đó, cơ quan soạn thảo cần xác định các đối tượng liên quan, đảm bảo có sự tham gia của họ trong suốt quá trình xây dựng chính sách, hiểu rõ mức độ ảnh hưởng lợi ích của chính sách đối với các bên liên quan, để loại trừ việc chính sách chỉ phục vụ lợi ích của một hoặc một số nhóm mà gây ra những rủi ro, thiệt hại cho các nhóm còn lại. “Từ đó xác định các phương án thay thế, giải pháp phù hợp, tránh các quy định mà thực tế cuối cùng hiệu quả bằng không do lợi ích mà chính sách mang lại đã bị triệt tiêu hoặc thậm chí còn nhỏ hơn những hệ quả không mong muốn mà chính sách gây ra” - ông Mark Grillin nói. Đồng quan điểm, ông Nguyễn Tiến Vỵ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu và Nước giải khát Việt Nam (VBA) cũng đề xuất, các cơ quan quản lý nhà nước cần công khai, minh bạch các văn bản pháp luật, nhất là các luật và chính sách về thuế, vì các chính sách thuế có tác động sâu rộng không chỉ đối với những đối tượng trực tiếp nộp thuế mà còn các ngành công nghiệp phụ trợ có liên quan. "Cụ thể, theo một nghiên cứu của Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nếu đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt thì không chỉ người tiêu dùng và ngành công nghiệp nước giải khát bị ảnh hưởng mà 21 ngành công nghiệp phụ trợ và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng bị ảnh hưởng theo"- ông Nguyễn Tiến Vỵ chia sẻ. Tránh “vênh” với các cam kết thương mại quốc tế Cũng tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI khẳng định, để sẵn sàng hội nhập, trước hết pháp luật phải đáp ứng các yêu cầu của cam kết, ở trong pháp luật có những thứ không thể lựa chọn mà bắt buộc phải thực hiện. Chẳng hạn, trong WTO, bản thân nó là 18 hiệp định trong 18 vấn đề khác nhau và 18 vấn đề này ảnh hưởng đến hầu như các khuôn khổ pháp luật kinh doanh của Việt Nam và sau đó có những văn bản cam kết riêng của Việt Nam khi gia nhập WTO. Đưa ra dẫn chứng cụ thể hơn, bà Nguyễn Thị Thu Trang nêu, trong hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO, có một quy định là các nước không bắt buộc phải quy định về quy tắc xuất xứ cho hàng hóa trong nội địa của mình, nhưng nếu quy định thì tiêu chuẩn để xác định xuất xứ hàng hóa trong nội địa, không thể thấp hơn tiêu chuẩn xác định cho xuất xứ hàng hóa đi nước ngoài. Hay hiện nay, Việt Nam đã tham gia rất nhiều các hiệp định thương mại tự do (FTA), với 12 FTA có hiệu lực, 1 FTA đã ký, 3 FTA đang đàm phán. Các FTA này là những “lời hứa” của chúng ta về mở cửa, hội nhập đối với từng đối tác. Về mặt nguyên tắc, chúng ta không phải sửa toàn bộ hệ thống pháp luật để theo những “lời hứa” này, nhưng trên thực tế có những quy định pháp luật không thể không sửa, ví dụ, cam kết trong CPTPP, EVFTA liên quan đến vấn đề hải quan hay về quy trình thủ tục minh bạch… Cả hai hiệp định CPTPP, EVFTA đều có những cam kết tương đối giống nhau, trong đó, có cam kết về việc không được hạ thấp các tiêu chuẩn môi trường, hay lao động để vì lợi ích thương mại. Điều đó, có nghĩa là pháp luật về lao động hay môi trường trong tương lai chỉ có khó khăn thêm, chứ không hạ thấp tiêu chuẩn đi. Như vậy, mặc dù nó không đặt ra tiêu chuẩn nào cụ thể nhưng lại đặt ra định hướng cho tương lai trong việc sửa các pháp luật về lao động và môi trường… Cũng như vậy, liên quan đến những cam kết về mở cửa tự do hóa, trong CPTPP có cam kết về việc đặt ra những điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực, dịch vụ, nhưng nhấn mạnh “chỉ tiến không lùi”. Nghĩa là, chúng ta có thể đặt ra điều kiện, nhưng một vài năm sau, muốn thay đổi điều kiện đó, thì điều kiện thay đổi mới phải dễ dàng hơn, thuận lợi hơn cho nhà đầu tư nước ngoài so với điều kiện hiện tại, chứ không được thay đổi theo hướng ngược lại… “Chính vì thế, pháp luật Việt Nam đến bây giờ đã bị định dạng bởi rất nhiều những cam kết quốc tế” - bà Nguyễn Thị Thu Trang bày tỏ. Tại buổi hội thảo, theo đa số chuyên gia, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã có những quy định rất rõ ràng về công khai, minh bạch và lấy ý kiến của các đối tượng có liên quan trong quá trình xây dựng các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn có những văn bản được soạn thảo và ban hành chưa theo những quy định này hoặc chưa có đánh giá tác động kinh tế - xã hội của văn bản một cách toàn diện. |
|