【kqbd newcastle jets】Bảo vệ người tiêu dùng mua bán qua mạng
时间:2025-01-12 18:45:52 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)
Cần quy định rõ hơn về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua hàng nhập khẩu | |
Bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng trước phương thức kinh doanh mới | |
Quản lý hiệu quả hàng hoá mua bán thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử |
Nhiều loại hàng hóa được mua bán trên các sàn thương mại điện tử. Ảnh: Q.Hùng |
Số vụ việc còn khiêm tốn
Thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, hoạt động mua bán qua mạng, mua sắm online đang trở thành xu hướng, thói quen của người tiêu dùng đã giúp cho sự phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể, năm 2022, quy mô thương mại bán lẻ trực tuyến sẽ đạt 16 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2020 và được dự báo tăng lên khoảng 39 tỷ USD vào năm 2025.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cho biết, trong khoảng 3 năm gần đây, xu hướng mua sắm của người dân đang có sự thay đổi nhanh chóng, chuyển từ mua sắm truyền thống sang mua sắm trực tuyến khi hầu hết các mặt hàng tiêu dùng đến đồ ăn thức uống… đều có thể mua bán online. Cùng với đó, dịch vụ bán lẻ trực tuyến kéo theo các dịch vụ về hậu cần (chuyển phát nhanh) có sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Tuy nhiên, hiện nay qua những vụ việc kiểm tra, bắt giữ cho thấy hàng giả, hàng kém chất lượng chủ yếu được tiêu thụ qua môi trường thương mại điện tử nên khó kiểm soát. Mỗi năm, Bộ Công Thương tiếp nhận khoảng 1.500 khiếu nại của người tiêu dùng qua đường dây nóng, văn bản phàn nàn về việc mua phải hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng kém chất lượng… trên không gian mạng.
Trước đây, hàng giả, hàng nhái thẩm lậu từ nước ngoài được tập kết ở các kho trong khu vực đông dân cư, đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh được bày bán qua các kênh truyền thống. Hiện nay bất kể ai, ở bất cứ đâu cũng có thể kinh doanh qua mạng, với quy mô lớn gây khó khăn đối với lực lượng chức năng trong công tác quản lý.
“Để xảy ra thực trạng trên có một phần nguyên nhân do các sàn giao dịch điện tử không có cơ chế hữu hiệu để kiểm soát chất lượng hàng hoá. Ngoài ra, khác với kinh doanh truyền thống, kinh doanh qua thương mại điện tử có sự tham gia của “bên thứ ba” là đơn vị vận chuyển, ngân hàng… Trong đó, đơn vị vận chuyển mặc dù đóng vai trò quan trọng vào quá trình nhưng hầu như không quan tâm đến hàng hoá và vô hình trung tiếp tay, vận chuyển trái phép hàng giả, thậm chí hàng cấm”, ông Trần Hữu Linh lý giải.
Ông Trần Hữu Linh cũng cho biết thêm, thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường luôn xác định, thương mại điện tử là lĩnh vực mới và tập trung đấu tranh ngăn chặn hàng gian, hàng giả qua thương mại điện tử nhưng số vụ việc vẫn còn khá khiêm tốn. Mỗi năm, lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý khoảng 3.000 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền khoảng 20 tỷ đồng.
Xây dựng đề án chống hàng giả
Để thương mại điện tử trở thành kênh mua bán hiệu quả của người dân, xu hướng phát triển của thị trường bán lẻ nội địa phải có giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa, chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Hiện Chính phủ đang giao cho Bộ Công Thương xây dựng "Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025”.
Ông Trần Hữu Linh chia sẻ, một trong những nội dung quan trọng của Đề án này là xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông giữa các bộ, ngành. Hiện nay thực hiện chủ trương lớn của Chính phủ về xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, các bộ, ngành đang quan tâm hoàn thiện cơ sở dữ liệu. Trước tiên, hệ thống cơ sở dữ liệu sẽ góp phần phòng ngừa, tức là dựa vào thông tin trên cơ sở dữ liệu có thể nắm được đối tượng kinh doanh là ai, ở đâu, khi nào?
Bên cạnh đó, Đề án cũng đặt ra mục tiêu 100% các cơ sở kinh doanh, các sàn giao dịch thương mại điện tử… ký cam kết và 100% người tiêu dùng được tuyên truyền, phổ biến giáo dục về chống hàng giả… Cụ thể, các sàn giao dịch điện tử cần phải ràng buộc trách nhiệm như ký cam kết với người bán hàng, cũng như sử dụng công nghệ vào công tác quản lý. Cùng với đó, tuyên truyền, phổ biến, định hướng cho người tiêu dùng không sử dụng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, vận động người tiêu dùng ưu tiên sử dụng hàng hoá do Việt Nam sản xuất.
Thông báo kết luận của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại Hội nghị giao ban công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả quý 3/2022 nêu rõ, kết quả phát hiện, bắt giữ, xử lý các vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chưa tương xứng với tình hình thực tế; tại một số địa bàn trọng điểm, hoạt động buôn lậu, mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu chưa có dấu hiệu giảm. Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua nền tảng thương mại điện tử có xu hướng ngày càng tăng cao ở nhiều địa bàn. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế nêu trên là do một số đơn vị, địa phương chưa thực sự quan tâm tới công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, thiếu kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Có lúc, có nơi còn chạy theo phong trào, còn nể nang, né tránh trong việc xác định trách nhiệm, xử lý cán bộ có dấu hiệu tiêu cực, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả xảy ra phức tạp, kéo dài... |
猜你喜欢
- Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh
- Trẻ bị chấn thương sọ não vì ngồi xe đẩy
- Nguy cơ nhập viện từ 5 món sâu đặc sản
- Cảnh báo: Mứt Đà Lạt đang bị hàng Trung Quốc đội lốt
- National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- Uống quá nhiều nước nguy cơ dẫn tới tử vong
- Tin cảnh báo: Ba loại bệnh có nguy cơ thành đại dịch toàn cầu
- Cảnh báo nhiễm trùng dẫn đến tử vong khi nặn mụn ở mũi, mặt
- Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn