【tỷ lệ trực tiếp bóng đá hôm nay】Cần coi trọng an toàn tài chính, tiền tệ hơn mục tiêu lợi nhuận

作者:Nhà cái uy tín 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 17:12:33 评论数:
Việt Nam không có chủ đích thao túng tiền tệ
NHNN: Chính sách tiền tệ của Việt Nam không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh không công bằng
Kinh tế chia sẻ: Lợi nhuận vẫn về tay “đội khách”
Chi tiêu không dùng tiền mặt tiện lợi và an toàn
Diễn đàn An ninh tài chính tiền tệ. Ảnh: H.Dịu
Diễn đàn An ninh tài chính tiền tệ. Ảnh: H.Dịu

Nguy cơ không loại trừ quốc gia nào

Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết đối với mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và tự do hóa kinh tế - tài chính đang diễn ra nhanh và mạnh như hiện nay.

Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, bên cạnh những khó khăn do suy thoái kinh tế, các chuyên gia tại hội thảo còn bày tỏ lo ngại về rủi ro bất ổn tài chính toàn cầu là vấn đề đáng quan ngại trong bối cảnh nợ công và nợ tư tăng nhanh, nợ xấu tăng, nguy cơ đảo chiều hay giảm sút dòng vốn ngoại…

TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, với quy mô thị trường tài chính Việt Nam gồm cả 3 khu vực: ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm tương đương 366,3% GDP (tính đến 30/11/2020 trên nền GDP 9 tháng/2020), tác động của các nguy cơ, rủi ro tài chính toàn cầu đối với Việt Nam là không nhỏ.

Tuy nhiên, theo The Economist, Việt Nam xếp thứ 12/66 trong nhóm các nước mới nổi an toàn sau dịch Covid-19 nhờ 4 chỉ số đo lường sức mạnh tài chính đều ở mức mạnh và ổn định là: nợ công, nợ nước ngoài, chi phí đi vay và dự trữ ngoại hối.

Cùng với đó, Việt Nam có nhiều cơ hội để nâng cao vị thế, tăng niềm tin của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng quốc tế với khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế dương và ở mức cao nhất thế giới và khu vực năm 2020, sức mạnh tài chính khá tốt và vị thế quốc tế không ngừng được tăng lên; là một trong số ít quốc gia giữ vững xếp hạng tín nhiệm ở mức ổn định (theo đánh giá của Fitch, S&P cập nhật tháng 9/2020).

Mặc dù vậy, theo TS. Cấn Văn Lực cũng cho rằng, nước ta vẫn phải đối mặt với rủi ro nợ công và thâm hụt ngân sách tăng nhanh; xu hướng giảm sút dòng vốn ngoại có thể còn tiếp diễn, áp lực nợ xấu và giảm lợi nhuận là những thách thức khá lớn…

Cũng về vấn đề này, chuyên gia tài chính TS. Nguyễn Đại Lai cho hay, nguy cơ khủng hoảng tài chính không loại trừ bất cứ quốc gia, tổ chức nào. Những quốc gia và tổ chức càng lớn, càng phát triển thì nguy cơ khủng hoảng càng cao nếu rủi ro tín dụng bắt nguồn từ sự yếu kém của cơ chế quản trị rủi ro, từ quan điểm “đổi rủi ro lấy lợi nhuận, lãi suất cao”…

Bảo vệ từ người tiêu dùng

Chính vì thế, các chuyên gia tại hội thảo đã đưa ra nhiều khuyến nghị để Việt Nam nâng cao khả năng ứng phó, tạo sự bền vững trước tình hình tài chính tiền tệ hiện tại như: nâng cao năng lực của khu vực ngân hàng, hướng tới chuẩn mực quốc tế, phát triển kinh tế số…

TS. Cấn Văn Lực đề xuất, Việt Nam cần phải đảm bảo gói hỗ trợ được thực hiện nhanh hơn để không chỉ giúp doanh nghiệp mà còn giúp cho hệ thống tài chính ngân hàng sớm ổn định. Vấn đề và hoàn thiện thể chế cũng vô cùng quan trọng, đồng thời phải hết sức chú trọng chuyện tăng sức đề kháng của nền kinh tế, cũng như khối tài chính ngân hàng.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Đại Lai chia sẻ thêm, Việt Nam cần coi trọng mục tiêu an ninh, an toàn hơn là mục tiêu lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Trong đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam phải quan tâm đến việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, ưu tiên phương án kinh doanh hiệu quả hơn là chú trọng đến tài sản thế chấp của khách hàng vay…

Bên cạnh việc bảo đảm an ninh an toàn từ hệ thống, TS. Đinh Thị Thanh Vân, Khoa Tài chính ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng cần phải bảo vệ cả người tiêu dùng tài chính, như thành lập cơ quan chuyên trách, có luật riêng để thực hiện bảo vệ người tiêu dùng tài chính.

Ngoài ra, các cơ quan liên quan cũng cần tăng cường công tác giáo dục tài chính, phát triển tài chính toàn diện… để nền tài chính của nước ta được bền vững từ những đối tượng nhỏ nhất.

最近更新