当前位置:首页 > Thể thao > 【bxh nhât anh】Doanh nghiệp xuất khẩu dăm gỗ “thoát” kiểm dịch

【bxh nhât anh】Doanh nghiệp xuất khẩu dăm gỗ “thoát” kiểm dịch

2025-01-24 23:38:51 [World Cup] 来源:88Point

doanh nghiep xuat khau dam go thoat kiem dich

CBCC Chi cục Hải quan cảng Cái Lân kiểm tra mặt hàng dăm gỗ XK. Ảnh: T.TRANG

Cuối tuần trước,ệpxuấtkhẩudămgỗthoátkiểmdịbxh nhât anh như thường lệ nhân viên của Công ty TNHH Cát Phú Vũng Tàu - một công ty trong ngành chế biến dăm gỗ XK - đi làm thủ tục kiểm dịch thực vật cho lô hàng dăm gỗ. Nhưng khi đến nơi đăng ký, nhân viên này được thông báo là Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã có văn bản hướng dẫn các lô hàng XK dăm gỗ (từ 17-6-2015) không phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật nữa. Công ty TNHH Cát Phú Vũng Tàu có lẽ là đơn vị đầu tiên vui mừng, phấn khởi khi nghe thông tin này. Bởi đây là công ty đi đầu trong việc lên tiếng về những bất cập liên quan đến phí kiểm dịch dăm gỗ XK quy định tại Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 5-9-2014. Từ cách đây hơn 1 tháng, Công ty đã có đơn kiến nghị gửi đến hàng loạt cơ quan như Cục Bảo vệ thực vật, Tổng cục Hải quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Lê Công Cẩn, Giám đốc Công ty TNHH Cát Phú Vũng Tàu cho biết: Mỗi lô hàng dăm gỗ bị tính phí kiểm dịch thực vật trung bình 20-40 triệu đồng phí kiểm dịch (500 đồng/kg), chưa kể chi phí thuê xe để đưa đón nhân viên kiểm dịch. Như vậy là rất tốn kém cho DN. Đáng chú ý là hiện nay, trong số các thị trường NK dăm gỗ chính của Việt Nam là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) thì chỉ có Trung Quốc yêu cầu phải có kiểm dịch. Các thị trường khác không có yêu cầu nhưng các DN XK vẫn phải tiến hành kiểm dịch theo quy định của Thông tư 30, gây lãng phí thời gian và tốn kém nhiều chi phí.

Thực tế, câu chuyện về phí kiểm dịch dăm gỗ XK mới thực sự “nóng” lên trong một hội thảo của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương vào giữa tháng 6-2015. Tại hội thảo này, ông Phạm Thanh Bình, chuyên gia Dự án thuộc USAID GIG đã nhắc đến việc nộp phí kiểm dịch XK dăm gỗ lên đến hơn 40 triệu đồng/lô hàng. Ông Phạm Thanh Bình cho biết: Có hàng loạt sản phẩm XK phải chịu mức phí hơn 40 triệu đồng/lô hàng. Mức phí này quá lớn, thu phí thế này sẽ giảm năng lực cạnh tranh của DN, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của DN.

Nghe con số này, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương tỏ ra “choáng”: Một lô hàng XK mà thu phí 43 triệu đồng thì DN còn đâu lợi nhuận.

Không chỉ làm DN “mệt”, việc thu phí kiểm dịch với dăm gỗ XK cũng khiến cơ quan Hải quan địa phương lúng túng. Ngày 26-5, Cục Hải quan Thừa Thiên-Huế cũng phải có văn bản gửi Cục Giám sát quản lý về Hải quan (Tổng cục Hải quan) đề nghị làm rõ dăm gỗ XK có phải là mặt hàng thuộc diện kiểm dịch thực vật hay không. Bởi Cục Hải quan Thừa Thiên-Huế cho rằng: Việc yêu cầu kiểm dịch đối với dăm gỗ và bàn ghế bằng gỗ gây khó khăn bức xúc cho DN làm thủ tục hải quan tại đơn vị.

Tiếp đó, ngày 2-6, Cục Giám sát quản lý về Hải quan có văn bản gửi Cục Bảo vệ thực vật để làm rõ thắc mắc của Cục Hải quan Thừa Thiên Huế. Theo Cục Giám sát quản lý về Hải quan, mặt hàng dăm gỗ không thuộc đối tượng phải kiểm dịch thực vật khi XK bởi mặt hàng dăm gỗ không được quy định cụ thể trong Danh mục vật thể thuộc diện phải kiểm dịch thực vật tại Thông tư 30.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan ngày 27-6, ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết: Chúng tôi đã có văn bản trả lời Cục Giám sát quản lý về Hải quan vào ngày 17-6, theo đó mặt hàng dăm gỗ XK không còn phải thực hiện thủ tục kiểm dịch nữa. Bởi hiện nay chỉ Trung Quốc có yêu cầu kiểm dịch đối với dăm gỗ XK. Cho nên nếu DN yêu cầu thì mới tiến hành kiểm dịch đối với dăm gỗ, còn không thì thôi.

Văn bản của Cục Bảo vệ thực vật được ông Hoàng Trung ký nêu rõ: "Dăm gỗ, giường tủ, bàn ghế, đồ thủ công mỹ nghệ là sản phẩm của cây được sản xuất từ thân, cành cây gỗ nên là vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. Tuy nhiên qua nghiên cứu thực tế thì dăm gỗ và giường tủ, bàn ghế, đồ thủ công mỹ nghệ đã qua các công đoạn sản xuất như băm hoặc ngâm tẩm, sấy, đánh bóng, sơn… về cơ bản đã loại trừ được nguy cơ mang theo sinh vật gây hại nên sẽ không bắt buộc phải kiểm dịch thực vật khi XK".

"Không nên một người đau bụng bắt cả làng uống thuốc"

Câu chuyện thu phí kiểm dịch đối với mặt hàng dăm gỗ XK đã có một kết thúc “có hậu” với văn bản hợp lòng DN của Cục Bảo vệ thực vật. Song dăm gỗ chỉ là một lát cắt nhỏ trong số nhiều mặt hàng XK phải trải qua các quy trình kiểm dịch gắt gao, tốn kém.

Thực tế, xung quanh việc kiểm dịch hàng XK, cũng có nhiều ý kiến trái chiều. Còn nhớ, để bảo vệ cho lập luận cần thiết kiểm dịch với dăm gỗ trong hội thảo ngày 19-6 của Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương, một cán bộ của Cục Bảo vệ thực vật đưa ra quan điểm: Nhiều nước NK vẫn có hệ thống giám sát, sau một số lần nhất định phát hiện nguy cơ gây hại, trục xuất lô hàng, họ sẽ ra lệnh cấm nhập với toàn thị trường đó. Như vậy, một số DN làm ăn gian dối sẽ ảnh hưởng đến các DN làm ăn nghiêm túc. Quy định này là để bảo vệ các DN.

Bản thân nhiều DN XK cũng có quan điểm tương tự. Trò chuyện với phóng viên, ông Trần Quang Luận, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thanh Thành Đạt ở Nghệ An cho rằng: Việc kiểm dịch với hàng XK là cần thiết để những DN làm ăn chộp giật, không đảm bảo chất lượng không làm ảnh hưởng đến uy tín của các nhà XK Việt Nam.

Lập luận nào nghe ra cũng đều có vẻ hợp lý. Song như chia sẻ của TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương: "Không nên một người đau bụng bắt cả làng uống thuốc, kẻo chính sách thì vì DN nhưng DN lại nói là gây khó”. Dẫn chứng câu chuyện kiểm dịch dăm gỗ, ông Nguyễn Đình Cung cho rằng Cục Bảo vệ thực vật hoàn toàn có thể áp dụng quy trình quản lý rủi ro, kiểm dịch chặt với các DN từng vi phạm và thông thoáng hoặc miễn kiểm dịch với những DN nghiêm túc

Còn ở tầm nhìn rộng hơn liên quan đến lợi ích của toàn DN, của quốc gia, việc kiểm dịch nói riêng và công tác kiểm tra chuyên ngành với hàng XK đang bị ví như “rào cản” cho hàng XK.

TS Nguyễn Đình Cung cho rằng: Các DN XK của Việt Nam lâu nay đều phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật của nước NK. Những tiêu chuẩn đó cao hơn nhiều của Việt Nam thì chúng ta không nên đặt thêm những tiêu chuẩn, rào cản để làm tăng chi phí rủi ro cho hoạt động kinh doanh của DN, làm khó cho hoạt động sản xuất XK của DN Việt Nam.

Ông Cung trải lòng: “Vượt rào cản của nước NK đã khó, nay lại bắt DN vượt rào cản bên trong, tức là DN phải trải qua hai lần vượt rào, mất nhiều chi phí và rủi ro. Tôi nghĩ không nước nào lại muốn đặt ra nhiều rào cản đối với hàng XK của nước họ như thế”.

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读