【ket qua hang nhat】ASEAN thông qua dự thảo khung COC

时间:2025-01-11 07:59:23来源:88Point 作者:La liga

Dự thảo khung về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) đã được các Ngoại trưởng ASEAN nhất trí thông qua vào ngày 6-8.

Phó Thủ tướng,ựthảket qua hang nhat Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh (bìa phải) tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ngày 5-8. Ảnh: Reuters

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 (AMM 50) diễn ra ở thủ đô Manila - Philippines ngày 5-8, với tâm điểm là tình hình Biển Đông, Triều Tiên và mối đe dọa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan bạo lực. Các nội dung thảo luận đáng chú ý khác là những tiến bộ của khu vực trong việc triển khai các sáng kiến quan trọng; rà soát tiến trình và định hướng tương lai của các nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN; việc thực hiện Kế hoạch Cộng đồng chính trị - an ninh năm 2025...; công tác chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 31 và các hội nghị cấp cao liên quan sẽ được tổ chức vào tháng 11 tới.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Robespierre Bolivar, Philippines trong vai trò là nước chủ tịch ASEAN, muốn có một COC có tính ràng buộc về pháp lý. Người phát ngôn này cho rằng điều quan trọng là “chúng ta phải có một COC hiệu quả mà mọi quốc gia tôn trọng và tuân theo”. Dự thảo khung COC được các Bộ trưởng Ngoại giao 10 nước ASEAN thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 (AMM 50) khai mạc ngày 5-8 tại Manila, Philippines.

Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh nói với các phóng viên rằng ASEAN sẽ thúc đẩy để sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử. “Các văn kiện trước đây về Biển Đông thiếu tính ràng buộc, vì vậy chúng thiếu hiệu quả. COC khi được thông qua sẽ có tính ràng buộc pháp lý với các bên. Đó chính là điểm quan trọng của nó”, CNN dẫn lời ông Lê Lương Minh nói.

Dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự AMM 50 và các hội nghị liên quan, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã đề nghị ASEAN đẩy mạnh trao đổi với Trung Quốc, sớm khởi động đàm phán thực chất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có hiệu lực và ràng buộc về pháp lý. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh cần giải quyết hòa bình các tranh chấp, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, tôn trọng đầy đủ các tiến trình pháp lý và ngoại giao; các nước cần tiếp tục ủng hộ các nỗ lực xây dựng lòng tin, ngăn ngừa xung đột. Trưởng đoàn Việt Nam cũng khẳng định xây dựng cách tiếp cận phù hợp, thỏa đáng về Biển Đông, một mặt là đóng góp thiết thực của ASEAN đối với hòa bình, ổn định lâu dài cho khu vực; mặt khác chính là thước đo năng lực, hiệu quả của ASEAN và vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực và quốc tế.

Ngoài ra, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã ra tuyên bố bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên; đồng thời khẳng định ASEAN mong muốn góp phần xây dựng, duy trì hòa bình ổn định ở bán đảo Triều Tiên, đặc biệt thông qua Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF) sắp tới, với sự tham gia của Triều Tiên và các bên liên quan.

Ngày 6-8, phát biểu bên lề cuộc họp ở Manila (Philippines), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) sẽ bắt đầu trong năm nay và một khi thỏa thuận đã đạt được, các bên phải nghiêm khắc tuân thủ theo. Ngoại trưởng Vương nói với các phóng viên rằng ASEAN cùng Trung Quốc đã đạt được một “bước tiến đáng kể” trong giải quyết tranh chấp Biển Đông và tất cả các bên nên ăn mừng cho việc này. Cũng theo Ngoại trưởng Trung Quốc, tình hình giữa các quốc gia có tranh chấp đã khác so với vài năm trước, hiện các nước đã thoải mái hơn và có lợi hơn cho sự ổn định.

Ý tưởng về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) được ASEAN và Trung Quốc đưa ra thảo luận từ năm 2002. COC được kỳ vọng sẽ quy định cụ thể các nguyên tắc và trách nhiệm pháp lý của các bên trong các hoạt động trên Biển Đông, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á. Trước đó, Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được thông qua năm 2002 giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc, tuy nhiên văn bản này không có tính ràng buộc pháp lý.

 

LONG TẤN tổng hợp

相关内容
推荐内容