Sau nhiều lần rao bán bất thành,ảnnợgốctriệuchưatrảcủađạigiabấtđộngsảnmộtthờkết quả bđ anh chỉ trong một tuần gần đây, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) hai lần thông báo bán toàn bộ khoản nợ của CTCP Đầu tư và Phát triển Địa ốc Khang Gia (Địa ốc Khang Gia) tại Agribank Chi nhánh 5, với tổng giá trị khoản nợ tạm tính đến ngày 12/9/2022 là 6,164 tỷ đồng. Trong đó, số nợ gốc chỉ vỏn vẹn 8 triệu đồng, còn lại là nợ lãi phát sinh. Ngân hàng lưu ý tiền lãi tiếp tục phát sinh kể từ sau ngày 12/9/2022 cho đến khi Địa ốc Khang Gia thanh toán hết khoản nợ gốc 8 triệu đồng. Khoản nợ này được hình thành từ 4 hợp đồng tín dụng được ký vào các năm 2012 và 2013. Agribank không công bố chi tiết giá trị các hợp đồng tín dụng này. Tuy nhiên, tài sản đảm bảo cho các khoản vay gồm có 9 quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất tại thị trần Cần Đước, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Tổng diện tích các lô đất này là 555,52m2, tất cả đều là đất ở tại đô thị có thời gian sử dụng lâu dài, do Sở TN-MT tỉnh Long An cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Địa ốc Khang Gia từ năm 2012. Dù khoản nợ có tài sản đảm bảo “khủng” như trên, nhưng Agribank mong muốn thu về chỉ 3,65 tỷ đồng trong lần rao bán này. Mức giá đã giảm gần một nửa so với giá 6,165 tỷ đồng được công bố hôm 13/9/2022. Theo tìm hiểu, nguyên nhân khiến ngân hàng vẫn chưa thể rao bán khoản nợ trên là do 9 lô đất được dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản nợ đang có một số tranh chấp giữa các bên liên quan. Trong khi đó, Agribank cho biết, ngân hàng và đơn vị đấu giá không chịu trách nhiệm về tình trạng và các rủi ro tiềm ẩn của khoản nợ đấu giá cũng như tình trạng tranh chấp về tài sản bảo đảm của khoản nợ. Khoản nợ được đấu giá theo nguyên trạng (bao gồm khoản nợ, tình trạng pháp lý và các rủi ro tiềm ẩn) và theo phương thức “Có sao bán vậy”. Người tham gia đấu giá khoản nợ có trách nhiệm xem xét, tìm hiểu các hồ sơ khoản nợ và tự xác định tình trạng của khoản nợ theo hiện trạng thực tế như tình trạng tranh chấp về tài sản bảo đảm của khoản nợ, giá trị ghi sổ của khoản nợ, hồ sơ pháp lý của khoản nợ và tài sản bảo đảm của khoản nợ. Bằng nguồn thông tin không chính thức và chưa thể xác thực, bên có khoản nợ và đơn vị tổ chức đấu giá đánh giá khả năng có các rủi ro pháp lý tiềm ẩn liên quan đến khoản nợ đấu giá như: các tranh chấp giữa Địa ốc Khang Gia và các bên liên quan đến tài sản bảo đảm với các tổ chức, cá nhân trong việc hứa mua, hứa bán tài sản liên quan đến khoản nợ (trái pháp luật). Các khoản nợ như nợ thuế, nợ khác của Địa ốc Khang Gia, của chủ tài sản cùng các bên liên quan đến tài sản. Những rủi ro này, bên có khoản nợ và đơn vị tổ chức đấu giá không thể lường trước được. Người mua khoản nợ đấu giá có trách nhiệm tiếp nhận thông tin, xác nhận và tự chịu trách nhiệm với các rủi ro xảy ra (nếu có) sau khi đấu giá thành công khoản nợ. Địa ốc Khang Gia thành lập năm 2003, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, do ông Trịnh Minh Thanh (SN 1964) làm tổng Giám đốc, đại diện pháp luật. Công ty có trụ sở đặt trên đường Sư Vạn Hạnh (phường 12, quận 10, TP.HCM). Năm 2020, Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án, và phát lệnh truy nã đối với ông Trịnh Minh Thanh về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo tìm hiểu, Trịnh Minh Thanh với vai trò là tổng giám đốc công ty, đã bán cùng một căn hộ hoặc cùng một kios cho nhiều người khác nhau, chiếm đoạt tiền tỷ. Các chiêu thức này được Trịnh Minh Thanh thực hiện tại các dự án do Khang Gia làm chủ đầu tư như: Chung cư Khang Gia Tân Hương (quận Tân Phú), chung cư Khang Gia (quận Gò Vấp). Trước đó, toàn bộ dự án Khang Gia Tân Hương đã được Địa ốc Khang Gia thế chấp tại Ngân hàng Nam Á từ năm 2011 và phát sinh nợ xấu vào năm 2015. Còn tại chung cư Khang Gia Chánh Hưng có 156 căn hộ dù giấy phép xây dựng được Sở Xây dựng TP.HCM cấp lại thể hiện chỉ có 141 căn hộ. Tại chung cư Khang Gia Gò Vấp, số 9 Phan Huy Ích, phường 1, quận Gò Vấp, cũng đã bị UBND TP.HCM yêu cầu cưỡng chế công trình vi phạm... |