【bảng xếp hạng ngoại hạng anh 2022/23】Container Việt Nam (VCS) muốn thâu tóm cảng Nam Hải Đình Vũ

 人参与 | 时间:2025-01-26 04:03:19

Container Việt Nam (VCS) muốn thâu tóm cảng Nam Hải Đình Vũ

Vũ Phong

CTCP Tập đoàn Container Việt Nam (Viconship,ệtNamVCSmuốnthâutómcảngNamHảiĐìnhVũbảng xếp hạng ngoại hạng anh 2022/23 mã CK: VCS) vừa trình cổ đông kế hoạch chào bán cổ phiếu để huy động hơn 1.200 tỷ, bổ sung vào nguồn vốn để đầu tư vào một công ty tại Hải Phòng.

Theo đó, Container Việt Nam đã thông qua kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, Đại hội dự kiến tổ chức ngày 10/3 tại Hải Phòng.

Trong đó đáng chú ý là nội dung trình cổ đông kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 1:1, tương ứng chào bán 121,27 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu để huy động 1.212,7 tỷ đồng và thời gian dự kiến trong năm 2023.

VSC dự kiến dùng hơn 1.200 tỷ đồng huy động được cùng hơn 1.000 tỷ vốn chủ động hoặc huy động từ các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp để đầu tư vào một công ty mục tiêu tại Hải Phòng. Theo giới chuyên gia nhận định, công ty VSC chuẩn bị đầu tư là CTCP Gemadept (mã GMD).

Lý giải cho nhận định này, trong báo cáo mới đây của Chứng khoán BSC về doanh nghiệp ngành cảng biển đã cho thấy vào ngày 31/12/2022, CTCP Gemadept đã nhận được khoản đặt cọc 1.000 tỷ đồng.

Ngược lại, cũng tại thời điểm cuối năm 2022, trên báo cáo của Container Việt Nam ghi nhận đặt cọc để thực hiện nhận chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp 300 tỷ đồng so với đầu năm không ghi nhận; ghi nhận ký cược, ký quỹ 827,2 tỷ đồng so với đầu năm chỉ ghi nhận 2,3 tỷ đồng.

Từ đó Chứng khoán BSC cũng cho biết đối tác đặt cọc là CTCP Tập đoàn Container Việt Nam (Viconship) để mua cổ phần của Gemadepttại cảng Nam Hải Đình Vũ, thương vụ kỳ vọng sẽ hoàn tất trong quý I/2023.

Được biết, tính tới 31/12/2022, Gemadept đang sở hữu 84,66% vốn tại CTCP Cảng Nam Hải Đình Vũ. HĐQT công ty này đã thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại CTCP Cảng Nam Hải Đình Vũ, đơn vị sở hữu Cảng Nam Hải Đình Vũ, cảng container lớn nhất của Gemadept tại Hải Phòng.

Cảng Nam Hải Đình Vũ hoạt động vào năm 2014, là một trong cụm 4 cảng biển và ICD của Gemadept tại Hải Phòng, với công suất 500.000 Teus/năm, tiếp nhận tàu lớn nhất lên tới 50.000 DWT, diện tích bãi CY là 200.000m2 và chiều dài cầu tàu lên tới 450m. Cảng Nam Hải Đình Vũ chiếm 50% tổng sản lượng xếp dỡ của tất cả các cảng Gemadept tại Hải Phòng và chiếm 10% thị phần của khu vực cụm cảng Hải Phòng.

Theo Chứng khoán SSI, việc thoái vốn tại cảng Nam Hải Đình Vũ có thể ảnh hưởng đến 50% sản lượng bốc xếp tại Hải Phòng của Gemadept. Tuy nhiên, hàng hóa có thể sẽ luân chuyển giữa các cảng, tạo ra sự cạnh tranh cao giữa các nhà khai thác cảng tại Hải Phòng, nơi đã tồn tại tình trạng dư thừa nguồn cung trong nhiều năm qua.

Giai đoạn 1 của cảng Nam Đình Vũ đang hoạt động với 80% công suất và giai đoạn 2 của cảng Nam Đình Vũ đang trong quá trình xây dựng, và dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động trong quý I/2023. Trong đó, mỗi giai đoạn của cảng được thiết kế để xử lý 500 nghìn TEU/năm, tương đương với cảng Nam Hải Đình Vũ.

Chính vì vậy, Chứng khoán SSI kỳ vọng, cảng Nam Đình vũ có thể được hưởng lợi chính từ việc Gemadept thoái toàn bộ vốn tại cảng Nam Hải Đình Vũ.

Nếu thương vụ này thành công, Container Việt Nam sẽ trở thành doanh nghiệp cảng lớn nhất tại khu vực Hải Phòng trong năm 2023 với tổng công suất khoảng 2,6 triệu TEUS, tăng 36% so với cùng kỳ và chiếm 30% thị phần khu vực này.

Nhận định về năm 2023, Container Việt Nam cho rằng, cạnh tranh trong các mảng dịch vụ chính của công ty vẫn hiện hữu, điển hình như mảng khai thác cảng biển tại Hải Phòng trong năm 2023 khi Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT) hoàn thành nạo vét đón tàu cỡ lớn chia sẻ nguồn hàng với các cảng feeder truyền thống.

Kinh tế thế giới giảm phát, đặc biệt ở các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU... dẫn tới dư thừa tàu vận chuyển và container rỗng. Các hãng tàu phải tạm thời dừng hoặc tái cơ cấu lại tuyến dịch vụ tại Hải Phòng. Tuy nhiên, các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản và nội Á vẫn duy trì ổn định, sự dịch chuyển chuỗi cung ứng về Việt Nam sẽ là nền tảng cho các cảng feeder trong nửa cuối 2023 và các năm tiếp theo.

Trong năm 2023, Container Việt Nam cũng đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 2.250 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 260 tỷ đồng, lần lượt tăng 12,1% và giảm 45,5% so với thực hiện trong năm 2022. Thêm nữa, công ty dự kiến cổ tức năm 2023 là 10% vốn điều lệ.

Việc đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 45,5%, Container Việt Nam cho rằng, chỉ tiêu tài chính năm nay của Công ty sẽ bị ảnh hưởng bởi lãi vay ngân hàng để thực hiện chương trình đầu tư nhận chuyển nhượng đạt tỷ lệ chi phối một doanh nghiệp trong lĩnh vực cảng biển (dự kiến khoảng 200 tỷ đồng) và lỗ khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết (dự kiến khoảng 40 tỷ đồng).

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/2, cổ phiếu VSC giảm 150 đồng, còn 31.700 đồng/cổ phiếu.