【nha cai.com】Tập trung nâng xếp hạng Chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới

时间:2025-01-25 22:31:39来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín

cảng Hải Phòng

Hoạt động bốc xếp hàng nhập khẩu tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Hải Anh

Quyết liệt nâng hạng Chỉ số GDQBG

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính,ậptrungnângxếphạngChỉsốgiaodịchthươngmạiquabiêngiớnha cai.com Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định 1552/QĐ-TCHQ (ngày 29/5/2019) nhằm triển khai các giải pháp nâng cao xếp hạng Chỉ số GDQBG của Việt Nam giai đoạn 2019 - 2021.

Trên thực tế, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) tại báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2018, chỉ số chung về môi trường kinh doanh của Việt Nam giảm 1 bậc (từ vị trí 68 xuống vị trí 69/190 nước); GDQBG giảm 6 bậc (từ vị trí 94 xuống vị trí 100/190 nước).

Nhằm cải thiện chỉ số này, tại Nghị quyết số 02/NQ-CP (ngày 1/1/2019), Chính phủ đã đặt ra mục tiêu nâng xếp hạng Chỉ số GDQBG của Việt Nam lên 10 - 15 bậc (đến năm 2021); năm 2019 tăng từ 3 - 5 bậc.

Ngày 27/5/2019, Bộ Tài chính ký Quyết định 876/QĐ-BTC lên kế hoạch cụ thể hóa mục tiêu trên. Trên cơ sở đó, Tổng cục Hải quan cũng đã ban hành kế hoạch của ngành, để triển khai các hoạt động cụ thể, để hoàn thành các mục tiêu mà Chính phủ, Bộ Tài chính đề ra.

Cụ thể, Tổng cục Hải quan sẽ tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ: nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hải quan; tiếp tục thực hiện cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành và kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia (NSW); nâng cao chất lượng, giảm thời gian và chi phí bốc xếp, lưu thông hàng hóa tại kho, bãi, cảng; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ thực hiện thủ tục xuất khẩu (XK), nhập khẩu (NK); nâng cao và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

Trong nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định chi tiết Luật Hải quan, Luật Thuế XK, thuế NK, Luật Quản lý thuế; đẩy mạnh triển khai thanh toán thuế điện tử; hoàn thiện cơ chế phân luồng quyết định kiểm tra theo hướng: tập trung, thống nhất trong toàn ngành; liên kết giữa các khâu trước, trong và sau thông quan hàng hóa; đảm bảo vai trò và trách nhiệm tham gia của tất cả các đơn vị nghiệp vụ hải quan tại hải quan các cấp.

Tổng cục Hải quan tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ doanh nghiệp (DN); tăng cường công tác phân tích, đánh giá rủi ro, lựa chọn áp dụng tiêu chí phân luồng kiểm tra đối với DN, lô hàng có rủi ro cao.

Ngành Hải quan triển khai công tác, chương trình đánh giá tuân thủ, quản lý tuân thủ đối với các đối tượng, người khai hải quan trong hoạt động NK; đồng thời công khai tiêu chí đánh giá tuân thủ DN, tuyên truyền, hỗ trợ, khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ pháp luật và tạo thuận lợi cho DN trong hoạt động XNK; triển khai các giải pháp giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế.

Đồng thời, Tổng cục Hải quan rà soát vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện Thông tư 38/2015/TT-BTC, Thông tư 39/2018/TT-BTC để kiến nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động XNK như: bổ sung quy định về kiểm hóa hộ, xử lý vướng mắc về thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan từ cảng Cát Lái đến cảng Cái Mép, phân quyền xử lý khi hệ thống gặp sự cố cho hải quan địa phương…

Cùng với các giải pháp trên, Tổng cục Hải quan đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ thực hiện thủ tục XK, NK thông qua việc tăng cường hiệu quả quan hệ đối tác hải quan - DN; kịp thời triển khai các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, hướng dẫn cộng đồng DN thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục XK, NK; thực hiện khảo sát, đánh giá Chỉ số GDQBG của Việt Nam theo phương pháp của WB.

Trách nhiệm hải quan chỉ chiếm từ 4 đến 11%

Theo đánh giá của WB về chỉ số thành phần của Chí số GDQBG tại báo cáo “Ưu tiên cải cách nhằm giảm chi phí thương mại và tăng cường năng lực cạnh tranh của Việt Nam” thì thời gian thuộc trách nhiệm của cơ quan hải quan chỉ chiếm 11% đối với hàng NK, 4% đối với hàng XK, trong tổng thời gian giao dịch XNK qua biên giới.

Thời gian thuộc trách nhiệm của đơn vị xếp dỡ, lưu kho tại cảng và logistics chiếm 28% đối với hàng NK và 50% đối với hàng XK.

Thời gian thuộc trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chuyên ngành là rất lớn: Thời gian tuân thủ về chứng từ đối với kiểm tra chuyên ngành (thời gian chuẩn bị hồ sơ XNK) và thời gian tuân thủ tại cửa khẩu đối với cơ quan ngoài hải quan (thời gian kiểm tra và ra báo cáo kiểm tra) chiếm 61% đối với hàng nhập, 46% đối với hàng xuất.

Về chi phí, liên quan đến kiểm tra hải quan và chi phí thuê môi giới hải quan chỉ chiếm 11% đối với hàng nhập và 10% đối với hàng xuất, trong tổng chi phí XNK qua biên giới; chi phí xếp dỡ, lưu kho tại cảng và chi phí logistics chiếm 64% đối với hàng nhập, 63% đối với hàng xuất; chi phí thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành (chi phí chuẩn bị hồ sơ XK, NK) và chi phí kiểm tra chất lượng chiếm 25% đối với hàng nhập, 27% đối với hàng xuất.

Do vậy, để đạt được mục tiêu nâng xếp hạng Chỉ số GDQBG, theo Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính cần tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc sự tham gia tích cực, sự nỗ lực, cố gắng của các bộ, ngành, cơ quan liên quan, cộng đồng DN…

Kế hoạch hành động của Tổng cục Hải quan cũng đưa ra các giải pháp nhằm cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành và kết nối Cổng thông tin NSW, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa.

Theo đó, Tổng cục Hải quan thực hiện thống kê, rà soát danh sách mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành, đề xuất danh sách các mặt hàng cần cắt giảm theo lộ trình; chuẩn hóa khai báo trên tờ khai hải quan các nội dung liên quan đến hàng hóa, đơn vị tính đồng nhất với giấy phép, kết quả kiểm tra chuyên ngành thực hiện qua NSW; hoàn thiện chức năng Cổng thông tin NSW; phối hợp với các bộ, ngành thực hiện rà soát, hoàn thiện và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc kiểm tra chuyên ngành…

Để rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, giảm thời gian và chi phí bốc xếp, lưu thông hàng hóa tại kho, bãi, cảng, Tổng cục Hải quan tiếp tục hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin ngành Hải quan, hệ thống VASSCM, Cổng thông tin NSW… đảm bảo việc kết nối giữa hải quan và DN kho bãi cảng, cơ quan quản lý, kiểm tra chuyên ngành, hãng tàu được thông suốt, xử lý dứt điểm vướng mắc về kết nối hệ thống hiện nay; phối hợp với các bên liên quan xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng./.

Ngọc Linh

相关内容
推荐内容