Sau 10 năm thực hiện về Nghị quyết 26 về nông nghiệp,ămthunhậpcủanngdntăngmạnhlntriệuđồngngườsoi kèo lecce nông dân, nông thôn, thu nhập của người nông dân đã tăng từ 9,1 triệu đồng/người lên 32 triệu đồng/người vào năm 2017, tăng 3,6 lần, vượt mục tiêu đề ra.
Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyên Xuân Cường về việc nhìn lại 10 năm thực hiện Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo tinh thần Nghịquyết Trung ương 7 khóa X.
Nhìn lại 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, Bộ trưởng có tâm đắc với những kết quả đạt được của ngành nông nghiệp không?
Sau 10 năm thực hiện về Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa X cho thấy, đây là một Nghị quyết rất trúng, rất đúng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Vì thế, Nghị quyết triển khai đi vào cuộc sống được sự đồng tình ủng hộ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Do đó đã tạo được một bước ngoặt trong lĩnh vực nông nghiệp. Thứ nhất về nhận thức, chúng ta nhận thức rất trúng, đúng về vai trò, vị thế mới của người nông dân, vai trò của nông nghiệp và vấn đề xây dựng nông thôn mới (NTM).
Thứ hai, từ nhận thức đúng đã chuyển thành sự chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương. Chính sự chỉ đạo tích cực đó đã lan tỏa đến các cộng đồng, các thành phần kinh tế xã hội, tạo ra một nguồn lực chung.
Thứ ba, tổng huy động được nguồn lực bằng các cơ chế chính sách và hoàn thiện thể chế giai đoạn vừa qua. Ví dụ như về thể chế, trong 10 năm qua, chúng ta đã hoàn thiện được những bộ luật cơ bản như: Luật Đất đai 2013, Luật Hợp tác xã 2012; riêng Luật chuyên ngành thì có 9 bộ Luật hình thành trong giai đoạn này, đây là một khối lượng công việc khổng lồ.
Với chương trình NTM, chúng ta đã đầu tư vào khoảng 1,7 triệu tỷ trong vòng 7 năm, trong đó ngân sách nhà nước chiếm 28%, cho thấy chúng ta đã dồn được nguồn lực vào khu vực này.
Từ những điều trên cho thấy, sản xuất nông nghiệp tiếp tục được củng cố, phát triển lên một tầm cao mới, thể hiện qua những trụ cột của tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Việt Nam tiếp tục trở thành một trong những quốc gia có sức sản xuất nông nghiệp lớn, đáp ứng cho nhu cầu cho 100 triệu dân, và trở thành nước xuất khẩu nông sản thứ 15 trên thế giới. Hàng nông sản VN đã tới được 180 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Bên cạnh đó, trục sản phẩm cấp quốc gia được củng cố theo hướng hiện đại, liên kết rõ hơn, trục sản phẩm cấp tỉnh ngày càng ý thức tổ chức liên kết chặt chẽ, ứng dụng khoa học công nghệ với tính chất (cũng như cấp độ hàng chục quốc gia).
Ví dụ vải thiểu Bắc Giang, nhãn Hưng Yên… một loạt các sản phẩm cấp địa phương, tỉnh, thành đều được tổ chức trên một nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ, tổ chức chặt chẽ, gắn từ vùng nguyên liệu đến chế biến và tổ chức thương mại. Thủ tướng Chính phủ đã coi đây là một chương trình chung của quốc gia gắn với chương trình xây dựng NTM.
Về thu nhập của người nông dân, mục tiêu của Nghị quyết đề ra, trong 10 năm tăng 2,5 lần mức thu nhập của người nông dân vùng nông thôn. Lúc đó, bình quân thu nhập người nông thôn là 9,1 triệu đồng/người, tới năm 2017 đã đạt 32 triệu đồng/người, tăng 3,6 lần, vượt mục tiêu đề ra.
Trong xây dựng nông thôn mới, mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 phải đạt 50% số xã, khả năng đến năm 2019 chúng ta sẽ đạt được mục tiêu 50% số xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới.
|