【bảng xếp hạng giải hạng 3 anh】Cảnh báo nguy cơ Việt Nam trở thành “điểm đến” của phế liệu

Cúp C2 2025-01-10 20:37:42 21

canh bao nguy co viet nam tro thanh diem den cua phe lieu

Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Vũng Áng đang kiểm tra chất lượng sắt phế liệu NK. Ảnh: H.Nụ



Thiếu quy chuẩn,ảnhbáonguycơViệtNamtrởthànhđiểmđếncủaphếliệbảng xếp hạng giải hạng 3 anh Hải quan khó quản lý

Theo quy định tại Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường thì phế liệu NK từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép NK do Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định 73/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ (có 36 mã hàng hóa chủ yếu là phế liệu nhựa, sắt, thép, giấy được phép NK làm nguyên liệu sản xuất).

Cho đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường mới ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu là giấy, nhựa, sắt thép ban hành kèm theo Thông tư số 43/2010/TT-BTNMT ngày 29/12/2010. Các phế liệu khác thuộc Phụ lục Danh mục phế liệu được phép NK từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Hiện nay, đối với các phế liệu chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường khi NK thực hiện theo

Ông Phan Trí Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cái Mép (Cục Hải quan Bà Rịa- Vũng Tàu): Giải pháp tạm thời chặn phế liệu không phép

Sau khi cảng Tân Cảng Cát Lái ngưng tiếp nhận các container phế liệu nhựa NK, cảng Tân Cảng Cái Mép cũng đưa ra nhiều quy định siết chặt phế liệu NK về cảng này. Theo đó, hiện nay tất cả các DN NK phế liệu về cảng Tân Cảng - Cái Mép đều phải cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến NK hàng để cơ quan Hải quan kiểm tra, xác nhận nếu đủ điều kiện NK. Sau đó, lãnh đạo cảng Tân Cảng - Cái Mép sẽ căn cứ vào xác nhận này, có văn bản gửi hãng tàu cho phép vận chuyển phế liệu về cảng. Như vậy, các hãng tàu bị ràng buộc trách nhiệm, nếu vận chuyển phế liệu cho các DN về cảng Tân Cảng - Cái Mép đều phải được sự đồng ý bằng văn bản của lãnh đạo cảng này.

Được biết, hiện nay, tại cảng Tân Cảng-Cái Mép đang ùn ứ khoảng 2.000 container phế liệu nhựa. Số phế liệu này do các DN NK có cảng đích là cảng Tân Cảng Cát Lái-TP.HCM được tàu cập cảng Tân Cảng- Cái Mép chờ chuyển về TP.HCM làm thủ tục nhận hàng. Tuy nhiên, do từ ngày 1/6/2018, Tân Cảng-Cát Lái ngưng tiếp nhận tiếp nhận mặt hàng phế liệu nên phế liệu ùn ứ tại cảng rất lớn.

Để xử lý đối với các container phế liệu ùn ứ tại cảng Tân Cảng - Cái Mép, theo lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cái Mép, đơn vị đã yêu cầu giám sát chặt chẽ số phế liệu này. Đối với các container phế liệu đã về cảng Tân Cảng- Cái Mép, có cảng đích là cảng Tân Cảng-Cái Lái, DN muốn làm thủ tục nhận hàng tại cảng Tân Cảng- Cái Mép phải làm thủ tục điều chỉnh vận đơn, cơ quan Hải quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN nếu đủ các điều kiện NK theo quy định.


Ông Trần Tuấn Anh, Phó Giám đốc cảng Tân Cảng-Cái Mép: Cái Mép cũng xem xét ngừng tiếp nhận phế liệu nhựa NK trực tiếp về cảng

Sau khi cảng Tân Cảng Cát Lái ngưng tiếp nhận các container phế liệu nhựa NK, ngoài việc đưa ra các điều kiện phối hợp với cơ quan Hải quan kiểm tra kỹ, siết chặt mặt hàng phế liệu về cảng cảng Tân Cảng Cái Mép, chúng tôi cũng đang xem xét có thể cũng ngưng tiếp nhận các container hàng phế liệu nhựa NK trực tiếp về cảng.

T.Bình-T.Hòa (ghi)

một công văn hướng dẫn tạm thời về mô tả phế liệu, yêu cầu chất lượng và mục đích sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Theo Tổng cục Hải quan văn bản mô tả phế liệu, yêu cầu chất lượng và mục đích sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất nêu tại công văn không phải quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Do vậy, để thực hiện đúng quy định tại quy định tại Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường, Tổng cục Hải quan tham mưu Bộ Tài chính đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành Thông tư quy định các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với toàn bộ mặt hàng phế liệu trong Danh mục thuộc Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg.

Không chỉ vậy, ngay cả việc cấp “Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất” (sau đây gọi là Giấy xác nhận) chưa thống nhất cũng đang gây khó khăn cho cơ quan Hải quan.

Theo Cục Hải quan TP.HCM, Thông tư 41/2015/TT-BTNMT ngày 9/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc cấp Giấy xác nhận do một trong hai đơn vị cấp, gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường của các tỉnh/thành phố. Nhưng trên thực tế có tỉnh còn ủy quyền cho Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh cấp và trên Giấy xác nhận có nhiều mặt hàng phế liệu được cấp theo số lượng của từng mặt hàng cho nên gây khó khăn cho cơ quan Hải quan trong việc theo dõi số lượng phế liệu thực nhập với số lượng thực tế còn trên Giấy xác nhận.

Cần có chính sách hạn chế tiến tới cấm NK

Để kịp thời ngăn ngặn nguy cơ ô nhiễm môi trường và tháo gỡ tình trạng ùn ứ tại cảng biển, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát các hồ sơ xin cấp Giấy xác nhận, nhanh chóng cấp Giấy xác nhận trong trường hợp đủ điều kiện, trường hợp không đủ điều kiện thì yêu cầu DN thực hiện tái xuất lô hàng ra khỏi Việt Nam. Thông báo cho các DN kinh doanh cảng và cơ quan Hải quan danh sách các DN đủ điều kiện đã được cấp Giấy xác nhận và DN không đủ điểu kiện để cấp Giấy xác nhận. Đồng thời, quy định việc cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp (không phân cấp cho các Sở Tài nguyên và Môi trường) trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Qua đó, cơ quan Hải quan có cơ sở đối chiếu, tránh trường hợp làm giả, tẩy xóa, sửa đổi nội dung.

Bên cạnh đó, để tránh trường hợp DN lợi dụng khai sai tên hàng, mục đích sử dụng, mã số hàng hóa nhằm NK hàng hóa không bị điều chỉnh bởi chính sách NK phế liệu nhưng sau đó hàng hóa có thể sử dụng như phế liệu, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần hướng dẫn chi tiết hơn định nghĩa phế liệu nêu tại Khoản 16 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường. Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm nghiên cứu có hướng dẫn cụ thể hoặc ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật để cơ quan Hải quan có cơ sở so sánh, đối chiếu trong việc xác định hàng hóa là phế thải hay phế liệu, từ đó xác định việc áp dụng chính sách quản lý phù hợp.

Ngoài ra, trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản hướng dẫn các DN kinh doanh cảng kiểm tra Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trước khi cho hàng hóa dỡ xuống cảng. Trường hợp chủ hàng hoặc hãng tàu không xuất trình được Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất thì không cho hàng hóa dỡ xuống cảng. Bộ Công Thương nghiên cứu việc xây dựng, công bố danh mục chi tiết hàng hóa đã qua sử dụng cấm NK đặc biệt là hàng tiêu dùng, hàng gia dụng bằng kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo, giấy bìa và các chất liệu khác theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ theo hướng hạn chế tối đa việc NK các hàng hóa đã qua sử dụng nêu trên để tránh trường hợp DN lợi dụng khai sai tên hàng, mục đích sử dụng, mã số hàng hóa nhằm NK hàng hóa không bị điều chỉnh bởi chính sách NK phế liệu nhưng sau đó hàng hóa có thể sử dụng như phế liệu.

Về lâu dài, Bộ Tài chính cho rằng, nhiều nước trên thế giới trong đó có các nước xung quanh Việt Nam đã có chính sách cấm NK mặt hàng phế liệu có nguy cơ ảnh hưởng môi trường; do vậy, cần có chính sách phù hợp để Việt Nam không trở thành nguy cơ là bãi rác của vùng cũng như thế giới. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương cần sớm nghiên cứu, đánh giá xây dựng chính sách quản lý nhằm siết chặt việc NK phế liệu, từng bước theo lộ trình có chính sách hạn chế tiến tới cấm NK phế liệu.

Sẽ phải nói không với nhập khẩu chất thải
Tại phiên trả lời chất vấn đại biểu quốc hội kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV ngày 5/6 vừa qua, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, việc NK phế liệu ngoài sắt, thép còn nhiều loại khác như túi nilon, nhựa, rất ô nhiễm. Về chủ trương chung, sẽ rà soát lại toàn bộ danh mục NK phế liệu. Hiện nay, một số nước đã nói không với NK phế liệu, chúng ta sẽ xem cái nào là phế liệu, cái nào là chất thải để có lộ trình hợp lý. Tôi rất đồng tình Việt Nam không đủ năng lực công nghệ để xử lý chất thải, nên chúng ta sẽ phải “nói không” với NK chất thải.
(Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

本文地址:http://app.marimbapop.com/html/372b799330.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Phước hôm nay 6

'Nóng' tình trạng sản xuất, buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả

Bộ Tài chính nói gì về nhận định giá xăng dầu có thể là tác nhân đẩy lạm phát lên cao?

Tràn lan thuốc nam giả trên thị trường mạng, người tiêu dùng cần thận trọng

Phát triển thị trường tài chính toàn diện để xây dựng thành công các trung tâm tài chính

Gia công gần 2.000 áo khoác giả mạo nhãn hiệu

Chất thải điện tử tại Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng

Sản phẩm TPBVSK HAVIRCIN trong túi thuốc F0 quảng cáo sai quy định

友情链接