【tructiep keonhacai】Thủ tục hành chính thuế, hải quan sẽ ngày càng đơn giản, minh bạch
Cử tri tỉnh Bình Định, Long An đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan nhằm tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong văn bản trả lời cử tri được gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội hai địa phương trên, Bộ Tài chính khẳng định trong thời gian tới đây, Bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính cho doanh nghiệp theo hướng đơn giản, minh bạch, thuận tiện và thống nhất; phù hợp với các chuẩn mực quốc tế; giảm chi phí, thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế và hải quan, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho Việt Nam.
Đồng thời, duy trì trật tự kỷ cương, nâng cao năng lực trình độ, chấn chỉnh lề lối làm việc, tác phong ứng xử của cán bộ thuế, hải quan, tạo sự thuận lợi và hài lòng cho doanh nghiệp.
Đột phá trong cải cách thuế
Theo Bộ Tài chính, công tác cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực tài chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính về thuế, hải quan nói riêng luôn được Bộ Tài chính ưu tiên quan tâm hàng đầu cùng với việc chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.
Trong năm 2014 và 2015, với nỗ lực của toàn ngành, cả lĩnh vực thuế và hải quan đã đạt được rất nhiều kết quả tốt về cải cách thủ tục hành chính. Nhiều cải cách đã đề xuất triển khai trong một thời gian ngắn, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế và được cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước ghi nhận.
Cụ thể trong lĩnh vực thuế, Bộ Tài chính tập trung triển khai toàn diện trên nhiều mặt công tác từ các giải pháp cải cách về chính sách, TTHC và các quy định, đến việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế, góp phần giảm thời gian nộp thuế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Cụ thể, Bộ Tài chính đã trình Quốc hội ban hành 1 Luật sửa 5 Luật thuế; trình Chính phủ ban hành 1 Nghị định sửa 4 Nghị định và ban hành 3 Thông tư (trong đó có 1 Thông tư sửa đổi, bổ sung 7 Thông tư) nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính thuế cho doanh nghiệp liên quan đến thuế GTGT, TNDN, hoá đơn, chứng từ và một số nội dung về thuế khác. Với việc triển khai các quy định này, về cơ bản việc kê khai nộp thuế của doanh nghiệp Việt Nam sẽ đơn giản, dễ dàng hơn trước đây rất nhiều và thời gian tuân thủ thuế theo đó cũng sẽ giảm đi đáng kể. Theo kết quả tính toán, tính đến nay số giờ dành cho việc thực hiện các TTHC thuế đã giảm được 410 giờ, số lần nộp thuế GTGT giảm được 8 lần và giảm được 4 lần khai thuế TNDN tạm tính.
Cùng với đó là đẩy nhanh tiến độ triển khai dịch vụ khai thuế và nộp thuế điện tử. Tính đến cuối năm 2015 đã có trên 98% số doanh nghiệp đang thuộc diện quản lý thuế thực hiện khai thuế qua mạng Internet. Đã ký kết thoả thuận với 43 ngân hàng thương mại để triển khai nộp thuế điện tử tại 63 địa phương trong cả nước, tính đến cuối năm đã có 93,1% doanh nghiệp đăng ký tham gia nộp thuế điện tử với số tiền đã nộp vào NSNN từ đầu năm 2015 đến nay là hơn 140.602 tỷ đồng. Với giải pháp về công nghệ thông tin, số giờ thực hiện TTHC thuế của doanh nghiệp giảm được 10 giờ.
Với việc quyết liệt triển khai các giải pháp về chính sách và ứng dụng công nghệ thông tin trong năm 2015, đến nay số giờ nộp thuế đã cắt giảm được khoảng 420 giờ, số giờ thực hiện thủ tục hành chính về thuế chỉ còn 117 giờ (đã đạt và vượt mục tiêu mà Nghị quyết 19 của chính phủ đặt ra trong việc cắt giảm số giờ nộp thuế), đồng thời giảm được 8 lần khai và nộp thuế GTGT, giảm được 4 lần nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính. Mặc dù các kết quả cải cách này sẽ được Ngân hàng Thế giới ghi nhận đầy đủ vào Báo cáo môi trường kinh doanh 2017 và 2018, nhưng thực tế các doanh nghiệp Việt Nam đã được hưởng lợi ngay các cải cách này tại thời điểm văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành.
Các nỗ lực cải cách thủ tục hành chính thuế của Bộ Tài chính đã được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá khá tốt. Theo kết quả khảo sát đánh giá “Mức độ hài lòng của doanh nghiệp” về cải cách thủ tục hành chính thuế do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Tài chính Quốc tế – Nhóm Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB-IFC) và Tổng cục Thuế phối hợp thực hiện đã có trên 71% doanh nghiệp hài lòng với cải cách TTHC thuế; trong đó có 92% doanh nghiệp cho rằng những quy định về chính sách, pháp luật thuế đã có chuyển biến tích cực.
Để đồng bộ với cải cách thể chế, hiện đại hóa và để các chính sách đi vào cuộc sống, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cho biết đã rà soát để sửa đổi bổ sung 44 quy trình nghiệp vụ, nhất là các quy trình liên quan đến người nộp thuế nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế và nâng cao trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi công vụ.
Thực hiện yêu cầu về việc rà soát giảm tối thiểu 10% số TTHC thuế, đơn giản hóa tối thiểu 20% TTHC, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế thực hiện rà soát các TTHC lĩnh vực thuế để đơn giản hóa và cắt giảm. Tính đến 30/11/2015, Tổng cục Thuế đã thực hiện rà soát và đã trình Bộ cắt giảm 63 TTHC, đơn giản hoá 50 TTHC.
Cải cách hải quan: Doanh nghiệp hài lòng
Triển khai Nghị quyết 19 với lĩnh vực hải quan, ngành Tài chính đã triển khai đồng bộ Luật Hải quan năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hoàn thiện, trình Quốc hội dự thảo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi.
Đồng thời, rà soát, kiến nghị đơn giản hóa và chuẩn hóa bộ TTHC về lĩnh vực hải quan. Kết quả, đã ban hành 23 thủ tục mới; thay thế 128 thủ tục; bãi bỏ 84 thủ tục; giữ nguyên 13 thủ tục. Rà soát 224 TTHC liên quan đến lĩnh vực hải quan mà trong thành phần hồ sơ có Phiếu lý lịch tư pháp theo yêu cầu của Bộ Tư pháp. Cùng với đó là đề xuất phương án đơn giản hóa đối với 11 TTHC liên quan đến quản lý biên giới trong xuất cảnh, nhập cảnh tại cửa khẩu cảng biển và cửa khẩu biên giới đất liền thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính.
Song song với các công việc nói trên, Bộ Tài chính cũng đã phối hợp với các bộ, ngành đo lường thời gian thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu (XNK) nhằm xác định thời gian xử lý của cơ quan Hải quan và các cơ quan khác để cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian giải phóng hàng hóa XNK. Trong tổng số thời gian làm thủ tục thông quan hàng hóa, thời gian làm thủ tục hải quan chiếm khoảng 28%, còn khoảng 72% thuộc thời gian thực hiện thủ tục của các bộ, ngành khác và các công ty kinh doanh cảng, kho bãi, hãng tàu, cảng vụ, công ty vận tải, doanh nghiệp xuất nhập khẩu… Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã nỗ lực đơn giản, tự động hóa thủ tục hải quan.
Đẩy mạnh triển khai áp dụng thủ tục hải quan điện tử và thanh toán thuế điện tử. Sau hơn 1 năm triển khai Hệ thống thông quan hàng hóa tự động (VNACCS/VCIS) trên phạm vi toàn quốc, tính đến 15/11/2015, 100% các quy trình thủ tục hải quan cơ bản đã được tự động hóa trên phạm vi toàn quốc với 100% Cục Hải quan và 100% Chi cục, 60,4 nghìn doanh nghiệp (chiếm 99,56%) tham gia thực hiện thủ tục hải quan qua Hệ thống VNACCS/VCIS; kim ngạch XNK đạt 285,6 tỷ USD; tổng số tờ khai xuất nhập khẩu đạt 7,21 triệu tờ. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan phối hợp với Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại để triển khai dịch vụ thanh toán thuế điện tử, tính đến ngày 30/11/2015, Tổng cục Hải quan đã thực hiện thu thuế XNK bằng phương thức điện tử với 25 ngân hàng thương mại, chiếm khoảng 64% số thu ngân sách;
Cũng trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn rà soát, hoàn thiện văn bản pháp quy liên quan đến quản lý chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Tiếp đó, ngày 01/12/2015, Tổng cục Hải quan đã chủ trì công bố triển khai địa điểm kiểm tra chuyên ngành đầu tiên trên cả nước tại khu vực cảng Hải Phòng, tiếp theo là tại các Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn); và dự kiến khai trương tại TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lào Cai, Quảng Ninh trong đầu năm 2016.
Đây là giải pháp quan trọng để cải cách, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK theo chỉ đạo của Thủ tướng. Đặc biệt là cụ thể hóa các mục tiêu đặt ra trong Đề án giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2026/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan ngày 17/11/2015. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong thực hiện công tác kiểm tra chuyên ngành, rõ nhất là thời gian chuyển đăng ký gốc (cho cơ quan Hải quan) giảm từ 2 ngày xuống còn 1 ngày; thời gian lấy mẫu và nhận kết quả kiểm tra từ cơ quan quản lý chuyên ngành giảm từ 10 đến 15 ngày (kể từ ngày lấy mẫu) xuống còn 7 đến 10 ngày.
Tính đến tháng 11/2015, Cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối chính thức với 09 Bộ, trong thời gian tới Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan để triển khai mở rộng thêm các thủ tục hành chính mà các bộ đăng ký. Đối với Cơ chế một cửa ASEAN, hiện nay Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia đã bắt đầu thực hiện giai đoạn 2 kết nối thử nghiệm để trao đổi Chứng nhận xuất xứ mẫu D, để chuyển sang giai đoạn kết nối chính thức Cơ chế một cửa ASEAN.
"Với các giải pháp cải cách trên nhiều mặt công tác quản lý, theo kết quả đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp, đã có 94% hài lòng về sự chuyển biến tích cực trong xây dựng chính sách, pháp luật hải quan giai đoạn 2010-2015; 81% bày tỏ sự hài lòng với việc tiếp cận thông tin về thủ tục hành chính hải quan (sẵn có và dễ tìm); và 76% hài lòng việc hỗ trợ giải quyết vướng mắc của cơ quan Hải quan", Bộ Tài chính cho biết./.
Hoàng Lâm
相关推荐
- Khởi tố 7 nhân viên của nhà máy sản xuất ôtô VinFast tội trộm cắp tài sản
- Giá thép hôm nay ngày 29/3/2024: Giá quặng sắt kỳ hạn tiếp tục giảm
- Giá lúa gạo hôm nay ngày 24/3: Thị trường sôi động trong phiên cuối tuần
- Có VietinBank, yên tâm vay vốn
- Tai nạn giao thông ở Đà Lạt, 2 thanh niên tử vong
- Giá vàng chiều ngày 10/12/2021 tếp tục xu hướng giảm
- Kiến tạo trường học hạnh phúc
- Giá vàng ngày 8/1/2022: Vàng trong nước đảo chiều tăng giá