发布时间:2025-01-10 16:52:46 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Tổng kế hoạch đầu tư công năm 2023 (bao gồm năm 2022 chuyển sang) đến ngày 30/6 giải ngân đạt trên 1.753 tỷ đồng, bằng 36,4% kế hoạch vốn (tỷ lệ giải ngân chung của cả nước đạt 28,2%); cùng kỳ năm 2022 giải ngân bằng 32,5% kế hoạch vốn. Nhiều nguồn vốn giải ngân đạt tỷ lệ cao như: vốn xổ số kiến thiết giải ngân trên 649 tỷ đồng, bằng 40,6% kế hoạch; vốn đầu tư từ ngân sách huyện, thành phố giải ngân trên 248 tỷ đồng, bằng 62,1% kế hoạch; vốn ngân sách Trung ương giải ngân 672,525 tỷ đồng, bằng 41% kế hoạch... Có 10 chủ đầu tư đạt tỷ lệ giải ngân trên mức bình quân chung của tỉnh.
Ðể có được kết quả như trên phải kể đến sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, chủ động, kịp thời và đầy quyết liệt ngay từ đầu năm của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh. Hàng loạt văn bản đôn đốc việc giải ngân vốn đầu tư công được UBND tỉnh ban hành hoả tốc, chỉ đạo các chủ đầu tư đôn đốc các chủ thầu đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình; nhất là đối với các công trình trọng điểm mang tính kết nối, tạo động lực khi hoàn thành đưa vào sử dụng.
Từ nguồn đầu tư công, Cà Mau tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng các khu tái định cư trong thực hiện các dự án có thu hồi đất. (Trong ảnh: Khu tái định cư Khu Kinh tế Năm Căn đã hoàn thiện về mặt hạ tầng, đủ điều kiện bố trí tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng).
Ông Trần Công Khanh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư, cho biết, các chủ đầu tư đã chủ động, tích cực đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án (đối với các dự án chuyển tiếp); triển khai hoàn thiện các bước trình tự thủ tục hồ sơ để sớm khởi công dự án (đối với dự án khởi công mới năm 2023) nên giá trị và tỷ lệ giải ngân năm 2023 cao hơn cùng kỳ và đang tăng nhanh tỷ lệ.
Tuy có nhiều phấn khởi khi hàng loạt dự án lớn trên địa bàn được triển khai, nhưng so với yêu cầu thì tỷ lệ giải ngân như trên chưa đạt. Nhiều nguyên nhân được phân tích tại các cuộc họp quan trọng sơ kết tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm gần đây cho thấy, chủ yếu còn vướng về mặt thủ tục và đang dần được tháo gỡ. Dự báo tỷ lệ giải ngân sẽ tăng nhanh trong những tháng cuối năm.
Cụ thể, HÐND tỉnh vừa thống nhất bổ sung 478,8 tỷ đồng từ nguồn vốn nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp tỉnh năm 2022; hiện các chủ đầu tư đang triển khai các bước quy trình, thủ tục theo quy định, trong quý III này sẽ khởi công thực hiện và giải ngân.
Nguồn 470 tỷ đồng cho Dự án đầu tư xây dựng công trình trụ sở làm việc Tỉnh uỷ và Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Ða khoa Cà Mau quy mô 1.200 giường bệnh, trong tháng 7 này hoàn thiện thủ tục, sẽ tiến hành thực hiện và giải ngân. Tỉnh cũng đã bố trí 351,9 tỷ đồng (chiếm 7,4% kế hoạch vốn) cho các dự án hạ tầng tái định cư, 2 dự án BT và đến nay các dự án nêu trên đang hoàn tất thủ tục trình cấp thẩm quyền điều chỉnh quyết định đầu tư dự án. Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền sẽ giải ngân theo quy định, vì hầu hết các công trình này đã có khối lượng.
Cùng với đó là nguồn thu sử dụng đất cấp tỉnh 190,4 tỷ đồng, chủ yếu cho dự án đã hoàn thành (188 tỷ đồng thuộc Dự án nâng cấp đô thị vùng ÐBSCL - Tiểu dự án TP Cà Mau) để hoàn trả tạm ứng ngân sách tỉnh và thanh toán khối lượng đã thực hiện; sẽ giải ngân theo số thu thực tế (đến nay nguồn thu này đã trên 70 tỷ). “Ðối với một số dự án, công trình còn vướng mắc công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân, UBND tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc họp và ban hành nhiều văn bản đôn đốc, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phân công cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của từng đơn vị; các chủ đầu tư cũng cam kết và đang triển khai quyết liệt các giải pháp để hoàn thành dự án, công trình theo kế hoạch”, ông Trần Công Khanh chia sẻ.
Theo lãnh đạo Sở Kế hoạch và Ðầu tư, năm 2023, tỉnh có 17 danh mục dự án sử dụng vốn đầu tư công do tỉnh quản lý được xác định là dự án trọng điểm, quan trọng. Trong đó, có 14 dự án đang triển khai đầu tư, với tổng mức đầu tư trên 10.237 tỷ đồng, đến nay đã bố trí hơn 4.109 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đạt khoảng 70%. Ðiển hình là các dự án được kỳ vọng rất lớn sẽ làm thay đổi diện mạo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như: Dự án đầu tư xây dựng cầu sông Ông Ðốc, tuyến trục Ðông - Tây và cầu Gành Hào; Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường Cà Mau - Ðầm Dơi (đoạn từ đường Hải Thượng Lãn Ông đến cầu Xóm Ruộng); Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường U Minh - Khánh Hội; Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường Cái Nước - Vàm Ðình - Cái Ðôi Vàm; Dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo và mua sắm trang thiết bị cho 19 trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh...
Dự án xây dựng cầu sông Ông Ðốc, tuyến trục Ðông - Tây và cầu Gành Hào có tổng mức đầu tư trên 2.100 tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ương và địa phương, tổng chiều dài toàn tuyến 18 km. (Trong ảnh: Cầu sông Ông Ðốc là 1 trong 2 công trình cầu lớn của dự án, hiện đạt khối lượng thi công gần 80%).
Tại hội nghị của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh kiểm điểm công tác 6 tháng đầu năm vừa qua, đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên BCH Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, đã yêu cầu rà soát, kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, đột phá của từng ngành với quyết tâm chính trị cao nhất, thực hiện đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của năm 2023 đã đề ra, trong đó có giải ngân vốn đầu tư công. Theo đó, cần sớm hoàn thiện các thủ tục để tiến hành khởi công Dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở làm việc Tỉnh uỷ, Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Ða khoa Cà Mau quy mô 1.200 giường bệnh.
Ðối với Sở NN&PTNT, vừa là sở quản lý xây dựng công trình chuyên ngành, vừa là chủ đầu tư các dự án sử dụng Kế hoạch vốn ODA năm 2023, có trách nhiệm chủ động phối hợp với bộ, ngành Trung ương, các đơn vị liên quan để kịp thời báo cáo các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án để có giải pháp xử lý, đảm bảo tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn này đạt mức cao nhất./.
Trần Nguyên
相关文章
随便看看