当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kết quả bóng đá tây ban nha đêm qua】Loay hoay với nông nghiệp hợp đồng xuyên biên giới

【kết quả bóng đá tây ban nha đêm qua】Loay hoay với nông nghiệp hợp đồng xuyên biên giới

2025-01-25 18:03:06 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:88Point

loay hoay voi nong nghiep hop dong xuyen bien gioi

Tháo gỡ những vướng mắc về đất đai là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy phát triển NNHĐXBG.
Ảnh: Trần Việt

Vướng tứ bề

Nông nghiệp hợp đồng xuyên biên giới tại Việt Nam chủ yếu gồm 4 loại chính: Hợp đồng phi chính thức và thương mại tiểu ngạch (thủ tục hợp đồng nhanh gọn,ớinôngnghiệphợpđồngxuyênbiêngiớkết quả bóng đá tây ban nha đêm qua linh hoạt nhưng rủi ro phá vỡ hợp đồng cao, nông dân là người chịu rủi ro; hợp đồng gia công (đảm bảo tiêu thụ sản phẩm và ổn định đầu vào sản xuất nhưng phần lớn giá trị gia tăng rơi vào tay DN nước ngoài, người sản xuất chịu rui ro); hợp đồng PPP (kết hợp được điểm mạnh của hệ thống Nhà nước với DN nhưng mối liên hệ giữa DN và Bộ NN&PTNT hiện còn lỏng lẻo); hợp đồng trên cánh đồng mẫu lớn (mối liên hệ chặt chẽ giữa DN và người sản xuất, đảm bảo chất lượng đầu vào, quy trình sản xuất và chất lượng đầu ra nhưng nông dân quy mô sản xuất nhỏ ít có khả năng tham gia).

NNHĐXBG được hiểu là cam kết giữa DN nước ngoài với nông dân Việt Nam về một trong các nội dung: DN cung cấp nguồn lực đầu vào cho sản xuất nông nghiệp; DN giám sát quản lý sản xuất; DN thu mua sản phẩm.

Phát biểu tại hội thảo “NNHĐXBG” do Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) phối hợp với Viện Mekong Thái Lan tổ chức ngày 3-6, tại Hà Nội, ông Đặng Kim Khôi, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) cho biết: Sự phát triển của các loại hình NNHĐXBG của Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn bước đầu và hệ thống chính sách của các loại hình NNHĐXBG còn khá hạn chế. Bởi vậy, việc triển khai các hình thức NNHĐXBG tồn tại nhiều vướng mắc.

Ông Khôi phân tích, hiện nay hầu hết cơ chế thực thi hợp đồng khá yếu. Xác suất của việc phá bỏ hợp đồng giữa nông dân và DN tại thời điểm thu hoạch khi giá sản phẩm biến động cao. Cùng với đó, khi hợp đồng bị DN chủ động phá vỡ, ví dụ như DN đã đăng ký bao tiêu sản phẩm cho nông dân với mức giá nhất định nhưng lại không đảm bảo thì hệ thống pháp luật hiện tại thiếu chế tài để xử lý.

Ngoài các vấn đề trên, đa phần đại biểu tại hội thảo đều đồng tình, một trong những vướng mắc lớn trong triển khai các hình thức NNHĐXBG là đất đai. Cụ thể, Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn quy định chưa hợp lý khi yêu cầu DN xây dựng cơ sở hạ tầng với mức đầu tư lớn nhưng thời hạn thuê đất ngắn, thủ tục phức tạp. Điều này khiến DN thường phải đàm phán với nhiều nông dân, khó tiếp cận đất đai dẫn tới “ngại” tham gia sản xuất cánh đồng mẫu lớn.

Xung quanh vấn đề này, ông Đỗ Quang Giám, Trưởng bộ môn Kế toán quản trị và Kiểm toán (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) chia sẻ: Kinh nghiệm tại nhiều địa phương cho thấy, một trong những lý do triển khai NNHĐXBG thất bại là bởi các quy định của hợp đồng chưa rõ ràng và tổ chức nông dân không mạnh. Nông dân không có tư cách pháp nhân nên khi ký hợp đồng với DN phải thông qua đại diện chính quyền hoặc hợp tác xã. Do đó, khi DN hay nông dân phá vỡ hợp đồng thì đều khó giải quyết.

Đột phá chính sách

Theo ông Đặng Kim Khôi, để phát triển các hình thức NNHĐXBG cần triển khai nhiều pháp đồng bộ, đặc biệt là sự đột phá từ chính sách. Về mặt sản xuất, ông Khôi cho rằng phải điều chỉnh quy hoạch nhằm cân đối cung cầu như giảm diện tích trồng lúa, cao su; triển khai tái canh cà phê; điều chỉnh diện tích cá tra phù hợp; phát triển giống chất lượng cao, giá trị cao; giảm giá thành sản xuất; tăng khả năng cạnh tranh.

“Đối với thị trường, phải xây dựng bộ phận nghiên cứu thị trường chuyên biệt nhằm xác định rõ ràng thị trường chính, đối thủ cạnh tranh; hình thành tham tán về nông nghiệp tại các quốc gia; phát triển chợ bán buôn, trung tâm thương mại tập trung; đàm phán với Trung Quốc để có Hiệp định thương mại song phương giữa hai quốc gia. Đặc biệt, trước mắt Việt Nam cần cố gắng để chính ngạch hóa thương mại với Lào và Campuchia”, ông Khôi cho biết.

Xung quanh vấn đề này, GS. TS. Trần Đức Viên, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, hiện nay việc xây dựng vùng nguyên liệu đối với DN vô cùng quan trọng, bởi DN không có vùng nguyên liệu thiếu tính chủ động, dễ đánh mất thị trường. Do đó, bên cạnh các vấn đề ông Khôi đã nêu, chính sách về đất đai phải được tháo gỡ sớm để đảm bảo xây dựng vùng nguyên liệu, tăng cường mối quan hệ gắn kết giữa DN và nông dân, thúc đẩy phát triển bền vững các hình thức NNHĐXBG.

Đồng tình với quan điểm này, ông Khôi kiến nghị, chính sách đất đai phải có sự chuyển biến rõ rệt thông qua việc tận dụng quỹ đất chung chưa sử dụng hiệu quả; có chính sách khuyến khích DN nước ngoài đầu tư vào khoa học công nghệ được tiếp cận đất đai; quy hoạch mục đích sử dụng đất đai linh hoạt hơn, hướng tới nâng cao hiệu quả sử dụng đất, theo tín hiệu của thị trường, đảm bảo lợi nhuận cao cho người nông dân...

TS. Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) bổ sung: Muốn phát triển NNHĐXBG, mấu chốt cần có các tổ chức nông dân mạnh, sản xuất đảm bảo quy mô nhất định với chất lượng sản phẩm đồng đều. Do đó, thời gian tới, thúc đẩy việc tổ chức các hộ nông dân riêng lẻ sinh hoạt trong các tổ, hội, hợp tác xã đóng vai trò khá quan trọng. Làm được như vậy, tỷ lệ thành công của các hình thức NNHĐXBG sẽ cao hơn.

“Muốn đạt được điều này, thay vì cách làm không thực sự tham gia, để mặc nông dân như hiện nay, chính quyền địa phương phải “xắn tay” vào, đóng vai trò mấu chốt điều tiết mối quan hệ giữa DN và nông dân, có khả năng can thiệp hợp đồng. Việt Nam cũng nên học tập Thái Lan, thúc đẩy hệ thống ngân hàng cho cả DN và nông dân vay vốn. Hiện nay, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam vẫn đứng ngoài cuộc. Nông dân, các hợp tác xã muốn động vào vốn của ngân hàng rất khó khăn”, ông Đào Thế Anh nhấn mạnh.

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读