您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【lịch thi đấu bóng đá giải pháp】Nông dân Phú Riềng chủ động phòng bệnh hại cây điều

Cúp C163人已围观

简介Tính đến hết tháng 11-2018, huyện Phú Riềng c&oacu ...

Tính đến hết tháng 11-2018,ng dlịch thi đấu bóng đá giải pháp huyện Phú Riềng có hơn 20.000 ha điều cho thu hoạch. Niên vụ 2017-2018, toàn huyện có 50% diện tích điều bị sâu bệnh phá hoại, chủ yếu do bọ xít muỗi, bọ vòi voi chích hút lá non, đọt non tạo nên vết thương làm nấm colletotrichum gloeosporioides, pestalotia và nấm botryodiplodia gây bệnh thán thư, khô cành cháy lá... ảnh hưởng đến năng suất. Vì thế, từ đầu năm đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND huyện Phú Riềng tổ chức 73 lớp tập huấn hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây điều. Theo thống kê sơ bộ của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, năm nay điều nhiễm sâu bệnh thấp hơn so với năm ngoái, diện tích bị sâu bệnh giảm đáng kể.

Tại vườn điều, nông dân trao đổi trực tiếp những vấn đề quan tâm để kỹ sư hướng dẫn và thực hành phun thuốc phòng, trị sâu bệnh đúng cách

Ông Trường cho biết: “Đơn vị thay đổi phương thức tập huấn, không tổ chức trong hội trường như mọi năm mà nông dân được kỹ sư nông nghiệp hướng dẫn trực tiếp tại vườn về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, quản lý dinh dưỡng trên cây điều giai đoạn ra hoa, đậu trái. Tại vườn điều, nông dân trao đổi trực tiếp những vấn đề quan tâm bằng hình ảnh trực quan để được kỹ sư hướng dẫn và thực hành phun thuốc đúng cách”.

Tại hội thảo đầu bờ hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây điều giai đoạn ra hoa, đậu trái do Sở Công Thương phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh tổ chức tại xã Long Hà, ông Đỗ Trọng Cương ở thôn 4 đến từ rất sớm tranh thủ hỏi kỹ sư nông nghiệp về cách phòng trị một số loại sâu, bệnh đang diễn ra tại vườn nhà mình. Ông Cương cho biết: “Tôi đã chủ động chăm sóc vườn từ sớm chứ không đợi đến kỳ ra hoa và tích cực tham gia các buổi hội thảo, tập huấn, tìm hiểu rõ từng loại sâu, bệnh để chọn thuốc phòng trị kịp thời. Thường xuyên theo dõi vườn để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường. Khi phun thuốc, các vườn phải phun đồng loạt để hạn chế lây lan mầm bệnh từ vườn này qua vườn khác. Nếu thời tiết duy trì thuận lợi, ước năng suất điều của gia đình tôi trong vụ này đạt trên 3 tấn/ha”.

Là một trong những hộ sản xuất - kinh doanh giỏi của xã nhiều năm liền và có 18 năm kinh nghiệm trong trồng, chăm sóc điều, song hộ ông Hoàng Văn Ơn ở thôn 8, xã Long Hà cũng không chủ quan. Vài tháng trước, ông Ơn đã dọn vườn xong, tỉa cành, tạo tán và rải vôi khử trùng để sâu bệnh không có nơi trú ẩn. Ông còn phun 2 đợt thuốc, chủ yếu là thuốc phòng trừ sâu bệnh, chống rụng trái non và bón phân 2 đợt. Ông Ơn cho biết: Nhờ thăm vườn thường xuyên nên phát hiện có dấu hiệu sâu hại là phòng trị kịp thời. Nếu phát hiện vườn có bọ xít muỗi phải trị ngay, để chậm 2 đêm thôi thì cả vườn khô trắng. Vụ điều năm trước, nhiều vườn thất thu nhưng nhà tôi vẫn giữ ổn định 2-3 tấn/ha, trừ chi phí chăm sóc khoảng 10 triệu đồng/ha, gia đình cũng đủ tiêu xài chờ vụ tới.

Kỹ sư Trịnh Xuân Lâm, cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh khuyến cáo, trong giai đoạn này, nông dân cần thực hiện một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu như: Tỉa những cành bị sâu bệnh, cành khô tạo độ thông thoáng cho cây và tăng số chồi của cây nhằm đảm bảo năng suất, hạn chế tối đa nơi ẩn nấp cũng như sự phát sinh, phát triển của bệnh thán thư. Cây điều đang trong giai đoạn ra hoa, chồi non, nông dân cần bón phân để cây tập trung dinh dưỡng nuôi chồi non giai đoạn 2 và chuẩn bị cho đợt ra hoa tới. Người dân không nên chủ quan vì thời tiết diễn biến phức tạp, cần thường xuyên kiểm tra vườn điều để kịp thời phát hiện các dấu hiệu sâu bệnh phát sinh cũng như có biện pháp khắc phục khi mưa trái mùa và có sương muối.    

Ngân Hà

Tags:

相关文章