【ti so aston】Sinh viên khởi nghiệp

[Nhà cái uy tín] 时间:2025-01-24 23:44:23 来源:88Point 作者:Thể thao 点击:62次

Báo Cà Mau(CMO) Tham gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sinh viên các trường đại học, cao đẳng “BDU Startup Contest 2022 - BSC.2022” do Trường Ðại học Bình Dương tổ chức, cả 3 giải pháp của sinh viên Phân hiệu Cà Mau đã xuất sắc giành 3 giải thưởng (Nhất, Nhì và Khuyến khích). Ðây là niềm tự hào, động lực để Câu lạc bộ (CLB) sinh viên khởi nghiệp của Phân hiệu hoạt động hiệu quả hơn nữa thời gian tới.

Tuy chỉ mới thành lập, song CLB sinh viên khởi nghiệp Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau thực sự trở thành sân chơi bổ ích cho sinh viên đang khao khát khởi nghiệp, ở miền đất cực Nam Tổ quốc.

Vận dụng kiến thức chuyên ngành - giành giải thưởng lớn

Sau khi trải qua khoá học “Chủ động sản xuất vi sinh và phân bón trong trồng trọt”, sinh viên rất hứng thú khởi nghiệp vì một ngành nông nghiệp xanh. Khoá học do giảng viên Hoàng Sơn Công (chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo và nông nghiệp; anh hiện là Uỷ viên BCH Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, kiêm Tổng giám đốc Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp ngành bán lẻ, kiêm Trưởng ban hội viên Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam - PV) giảng dạy.

Theo đó, sinh viên Trần Thuận Thiên và Lê Nguyễn Triệu Tiến thực hiện dự án “Ý tưởng sản xuất và kinh doanh chế phẩm men vi sinh phục vụ nông nghiệp xanh” (viết tắt là T-BIO). Dự án đã thuyết phục được hội đồng giám khảo và giành giải Nhất.

Ðại diện lãnh đạo Trường Ðại học Bình Dương trao giải Nhất cho 2 sinh viên: Trần Thuận Thiên và Lê Nguyễn Triệu Tiến.

Bà Chế Thị Huệ, Phó giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học E-sky, Tổ trưởng Tổ Nghiên cứu khoa học và Hỗ trợ khởi nghiệp, Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau, cho biết: “Dự án này mang giá trị cộng đồng nhiều hơn; hướng tới sẽ phát triển thành dạng viên, men cám rượu. Trước đó, mô hình này đã triển khai ở hội, đoàn thể các cấp trong tỉnh, giờ các em tiếp tục khởi nghiệp mô hình này, mục tiêu nhằm giúp đoàn thể, hội viên tiếp cận sản phẩm với tiêu chí bảo vệ môi trường, bằng những kiến thức các em học được khi còn đang trên ghế giảng đường. Dự án không theo hướng thương mại, mà chú tâm vào lợi ích cộng đồng”.

Dự án, ý tưởng khởi nghiệp Thức ăn cá cảnh “Fishcolor Up”, của đồng tác giả: Chế Thị Huệ, Huỳnh Thị Hồng Nhã, Nguyễn Hải Phận, Sơn Văn Có. Sứ mệnh của sản phẩm thức ăn cá “Fishcolor Up” là mang lại cho khách hàng trải nghiệm mới đối với lĩnh vực thuỷ sinh cảnh. Ðây là sản phẩm phục vụ quá trình chăm sóc cá cảnh, đổi mới dòng thức ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và các hàm lượng thiết yếu dành cho cá cảnh và nâng cao giá trị nguồn tôm địa phương.

Hải Phận hiện sở hữu một cơ sở ương dèo cá la hán tại xã Hoà Thành, TP Cà Mau và một cửa hàng tại Phường 6, TP Cà Mau, trưng bày, bán sản phẩm cùng với người anh có chung đam mê. Vài năm nay, mô hình sản xuất thức ăn cá “Fishcolor Up” không chỉ đảm bảo nhu cầu của cơ sở, mà còn bán ra thị trường, được khách hàng tín nhiệm.

Với tính ứng dụng cao, mô hình thực tế này đã được kiểm chứng qua quá trình kinh doanh của Hải Phận; được hội đồng giám khảo chấm giải Nhì.

Nguyễn Hải Phận nuôi cá bằng chính thức ăn mình tạo ra. Ðây cũng là sản phẩm được nhiều người nuôi cá trong và ngoài tỉnh tin dùng.

Làm mới sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Giành giải Khuyến khích cuộc thi là dự án “Kinh doanh sản phẩm thủ công từ tài nguyên bản địa” của Trương Tú Trâm và Trần Kiều Trinh.

Không chỉ chuyển hướng các mặt hàng có giá trị về lĩnh vực thời trang, làm đẹp, góp phần bảo vệ môi trường cũng như góp một phần quỹ thiện nguyện, cải tạo đời sống sinh hoạt của người dân địa phương, dự án còn góp phần đẩy mạnh, lan toả, phát triển nguồn nguyên liệu tiềm năng, có sẵn của địa phương với bạn bè trong và ngoài nước.

"Tôi sử dụng nguồn tài nguyên bản địa: bồn bồn, lục bình, cỏ năn tượng… để đan, kết thành túi, ví, hộp, ghế… và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác. Kết hợp với thao tác thủ công theo các chủ đề quê hương, con người, các phong trào bảo vệ thiên nhiên, an toàn xã hội; hoặc theo nhu cầu cá nhân để tạo được sự độc đáo cho từng sản phẩm”, Trương Tú Trâm chia sẻ.

Trương Tú Trâm đại diện nhóm thuyết trình về dự án trước Hội đồng giám khảo. Kết quả đã giành được giải Khuyến khích.

Bà Chế Thị Huệ cho biết: “Ðể hỗ trợ các em, hiện nay trường đã kết nối cùng Công ty Trường Gia Phát (xã Trí Phải, huyện Thới Bình) để nhận hợp đồng cho các em làm theo yêu cầu của khách. Mặc dù bước đầu tính thương mại chưa cao như mong muốn, nhưng đó là động lực để sinh viên khởi nghiệp”.

Xã viên của các hợp tác xã, các nghệ nhân tại Cà Mau có kinh nghiệm và tay nghề cao; nguồn nhân lực dồi dào là sinh viên Ðại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau, sinh viên có năng khiếu hội hoạ, khéo tay, các bé tại Trung tâm Mỹ thuật Orange Art… sẽ tham gia trang trí sản phẩm. Dự án còn có thể mở rộng thêm để tạo cơ hội việc làm cho trẻ em khuyết tật, hội người mù, trẻ tại Làng trẻ SOS.

Hoạ sĩ Lý Kiều Loan, Trung tâm Mỹ thuật Orange Art, nhận xét: “Là trợ giảng cho Trung tâm, Trương Tú Trâm có năng khiếu hội hoạ, nhiệt tình và ham học hỏi nên làm việc tiến bộ rất nhanh. Khi Trâm nói về ý tưởng khởi nghiệp bằng những sản phẩm thủ công của tỉnh, tôi khá bất ngờ bởi bạn còn rất trẻ. Ý tưởng khởi nghiệp không mới, nhưng sự kết hợp giữa hội hoạ và thủ công là một ý tưởng thú vị”.

“Sắp tới, trường sẽ tiếp tục hỗ trợ các em về kinh phí, mời chuyên gia góp ý, phản biện, từ đó hoàn thiện đưa vào sản xuất và hỗ trợ bước đầu cho các em tham gia khởi nghiệp, dự thi cấp tỉnh. Trong năm 2023, trường sẽ khánh thành gian hàng khởi nghiệp để trưng bày các sản phẩm khởi nghiệp của sinh viên, giúp các em tìm đầu ra cho sản phẩm”, ông Trịnh Huỳnh An, Phân hiệu phó Thường trực, Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau, chia sẻ.

Chỉ mới hình thành Ban chủ nhiệm, nhưng CLB khởi nghiệp của sinh viên thực sự mang đến làn gió mới, động lực cho phong trào khởi nghiệp của sinh viên đang theo học tại Phân hiệu./.

 

Phú Hữu

 

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接