CPTPP và EVFTA sẽ là động lực cho doanh nghiệp phục hồi hậu Covid-19 Sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa trong CPTPP từ 8/5 1 năm CPTPP: Xuất khẩu khởi sắc, đầu tư thụt lùi Chỉ khoảng 40% số tỉnh, thành phố có hoạt động xuất nhập khẩu với các nước CPTPP. Ảnh: Internet Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Hơn một năm trôi qua, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước trong khối CPTPP ghi nhận tăng trưởng tích cực.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, trong năm 2019, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước CPTPP đạt 77,4 tỷ USD, tăng 3,9% so với năm 2018. Việt Nam xuất siêu 1,6 tỷ USD sang các nước CPTPP (trong khi năm 2018, Việt Nam nhập siêu 0,9 tỷ USD từ các nước CPTPP).
Xét về thị trường đáng chú ý là, xuất khẩu sang một số thị trường Việt Nam chưa có quan hệ FTA như Canada và Mexico ghi nhận mức tăng mạnh ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.
Cụ thể, xuất khẩu sang Canada tăng 29,9% (chủ yếu đối với mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, điện thoại các loại và linh kiện, sản phẩm mây, tre, cói và thảm. Xuất khẩu sang Mexico tăng 27,6% với hầu hết mặt hàng, nổi bật là điện thoại các loại và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác.
Bên cạnh những kết quả khả quan đạt được, trong báo cáo mới đây mà Bộ Công Thương gửi tới Quốc hội báo cáo kết quả thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Bộ này thẳng thắn nhận định: Kết quả hoạt động xuất khẩu sang các nước CPTPP, đặc biệt là các nước mà Việt Nam chưa có FTA là tích cực nhưng còn hạn chế.
Chỉ khoảng 40% số tỉnh, thành phố có hoạt động xuất nhập khẩu với các nước CPTPP. Số lượng các doanh nghiệp quan tâm đến việc xuất khẩu sang các nước CPTPP còn khiêm tốn.
Ngoài ra, trong số các mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng cao sang các nước CPTPP chưa có quan hệ FTA như Canada, Mexico còn thiếu một số mặt hàng chủ chốt của Việt Nam như dệt may, nông thủy sản…
Theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khoảng 86% doanh nghiệp đã biết hoặc tìm hiểu về Hiệp định CPTPP. Tuy nhiên, chỉ 1,86% doanh nghiệp tìm hiểu tương đối kỹ về Hiệp định. Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc tận dụng cơ hội của Hiệp định CPTPP từ phía các doanh nghiệp.
Bộ Công Thương phân tích, trên thực tế, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của Hiệp định CPTPP; chưa chú trọng đầu tư nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật, nâng cao trình độ quản trị, chất lượng nguồn nhân lực; đặc biệt là chưa chú trọng xây dựng, phát triển thương hiệu và xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn.
"Ngoài ra, công tác tiếp cận thị trường còn hạn chế; hạ tầng, dịch vụ phục vụ tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ xuất khẩu, xúc tiến thương mại còn yếu và thiếu. Nhiều doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp lớn, chẳng hạn như trong lĩnh vực dệt may vẫn chưa thực sự quan tâm đầu tư sản xuất nguyên liệu đáp ứng quy tắc xuất xứ của Hiệp định", Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Đáng chú ý, một số cơ quan, địa phương chưa thực sự chủ động và tích cực trong việc triển khai Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP, thể hiện qua sự chậm trễ trong ban hành Kế hoạch hành động hoặc đã ban hành Kế hoạch hành động nhưng không đề ra nhiệm vụ cụ thể cho việc thực hiện.
Thời gian tới, Bộ Công Thương cho rằng, các bộ, ngành và địa phương cần kiện toàn và nâng cao năng lực cho bộ phận phụ trách về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và thực hiện Hiệp định CPTPP nói riêng, chủ động kết nối và phối hợp với đầu mối thực hiện Hiệp định CPTPP của Bộ Công Thương để nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định CPTPP.
Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương cũng cần chú trọng các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, tăng cường các biện pháp hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng và doanh nghiệp, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về mặt chính sách để tạo điều kiện cho việc phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, giúp doanh nghiệp đáp ứng quy tắc xuất xứ của Hiệp định.
顶: 7987踩: 6CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Với quy mô dân số 499 triệu dân, chiếm 13,5% GDP toàn cầu và 14,4% quy mô thương mại so với toàn thế giới, Hiệp định CPTPP được đánh giá sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu khi các nước giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của Việt Nam.
Với mức độ cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, theo nghiên cứu chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự báo đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ USD lên 80 tỷ USD, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.
【bảng xếp hạng vđqg nhật bản】Doanh nghiệp thờ ơ, địa phương lơ là làm hạn chế cơ hội tận dụng CPTPP
人参与 | 时间:2025-02-04 09:12:21
相关文章
- Singapore dùng robot bay giao hàng
- Tỷ lệ chôn lấp rác thải giảm
- Việt Nam công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố JETP
- FrieslandCampina VN, Trường Thịnh và Đồng Tiến hợp tác thu gom, tái chế bao bì
- Giám đốc điều hành Jeju Air bị cấm rời khỏi Hàn Quốc sau vụ tai nạn thảm khốc
- Tìm mô hình thành phố thông minh phù hợp để Hà Nội phát triển bền vững
- Tổng cục Thuế: Sẽ tăng mức thuế tuyệt đối với túi nylon
- Xe điện là giải pháp lâu dài cho mục tiêu không phát thải CO2
- Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- Rác nhựa đang đe dọa hành tinh, cha mẹ cần giáo dục trẻ ý thức thế nào?
评论专区