当前位置:首页 > Cúp C2 > 【marseille vs strasbourg】Xuất khẩu trực tuyến sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp phát triển xuất khẩu trực tuyến 正文

【marseille vs strasbourg】Xuất khẩu trực tuyến sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp phát triển xuất khẩu trực tuyến

来源:88Point   作者:Nhận Định Bóng Đá   时间:2025-01-10 00:13:00
Xuất khẩu trực tuyến sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp phát triển xuất khẩu trực tuyến

Phương thức hữu hiệu để đẩy mạnh xuất nhập khẩu

Đánh giá về tiềm năng xuất khẩu hàng Việt thông qua thương mại điện tử (TMĐT) và xuất khẩu trực tuyến, bà Lê Hoàng Oanh khẳng định, TMĐT xuyên biên giới là đòn bẩy quan trọng cho xuất khẩu trực tuyến. Khảo sát của Bộ Công thương cho thấy, năm 2023, 53% số doanh nghiệp (DN) tham gia xuất khẩu thông qua sàn TMĐT, 47% DN tham gia khảo sát sử dụng website hoặc ứng dụng tương tự.

Đáng chú ý, 60% DN cho biết giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua TMĐT xuyên biên giới chiếm 10-30% tổng hàng hóa xuất nhập khẩu của DN. Trong đó, tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu qua TMĐT với Hàn Quốc chiếm 45%, Nhật Bản 40% và Trung Quốc là 38%.

Số liệu từ báo cáo của Amazon Global Selling Việt Nam cho thấy, hơn 17 triệu sản phẩm của DN Việt đã được xuất khẩu, tăng 50% về giá trị và tăng 40% về số lượng đối tác bán hàng. Tổng quan, TMĐT xuyên biên giới đã tăng trưởng 26% so với năm trước.

“TMĐT là phương thức hữu hiệu để đẩy mạnh xuất nhập khẩu trong thời gian qua. Đây chỉ là thống kê từ 1 sàn TMĐT, còn nhiều sàn khác nữa. Những con số này là minh chứng rõ nét cho tiềm năng lớn và sự nỗ lực không ngừng của các DN Việt Nam trong việc tận dụng nền tảng số để mở rộng thị trường quốc tế”, bà Hoàng Oanh nhấn mạnh.

Lợi ích vượt trội từ thương mại điện tử xuyên biên giới

Theo các chuyên gia kinh tế, có 3 ưu điểm vượt trội của TMĐT xuyên biên giới mà DN Việt, trong đó có DN MSME cần chú ý. Thứ nhất, giúp DN mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng doanh số, đưa hàng đến thị trường và đến người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Thứ hai, việc nắm bắt và phản hồi nhanh đối với nhu cầu của thị trường, thông qua chat trực tuyến, đánh giá sản phẩm trực tuyến sẽ giúp DN đáp ứng yêu cầu thị trường nhanh hơn. Thứ ba, DN có cơ hội mở rộng thị trường, giảm phụ thuộc vào thị trường về quy mô thị trường và thời vụ.

Đồng thuận với quan điểm nêu trên, bà Megan Lim, Giám đốc Chiến lược kinh tế Access Partnership (tổ chức nghiên cứu quốc tế về TMĐT) cho biết, theo kết quả báo cáo "Cơ hội xuất khẩu trực tuyến tại Việt Nam", trong đó có sự tham gia của các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) cho thấy, năm 2023, giá trị xuất khẩu TMĐT B2C (DN tới người tiêu dùng) của Việt Nam đạt 86.000 tỷ đồng (khoảng 3,5 tỷ USD). Dự kiến năm 2028, giá trị này sẽ tăng gấp 1,7 lần, đạt hơn 145.000 tỷ đồng (khoảng 5,8 tỷ USD). Trong đó, DN MSME đóng góp 25%.

Đánh giá về hiệu quả TMĐT, ở góc độ DN, ông Dương Như Đức, Giám đốc Công ty CP Phân lân Ninh Bình cho biết, thời gian qua, bên cạnh phương thức xuất khẩu truyền thống, DN đã tận dụng cơ hội từ TMĐT mang lại để xuất khẩu qua TMĐT xuyên biên giới trên sàn Alibaba. Việc tiếp cận và xúc tiến XK trực tuyến giúp DN tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, nhất là thị trường ở châu Á, trong đó tiêu thụ nhiều nhất là Malaysia, Indonesia... Kết quả này tạo đà để DN tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu và đưa sản phẩm vươn xa.

Cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vươn mình

Xuất khẩu trực tuyến đang có rất nhiều tiềm năng. (Ảnh minh họa).Thực tế, cũng đã có hàng nghìn DN lớn nhỏ phía Việt Nam gia nhập cuộc chơi xuất khẩu trực tuyến từ nhiều năm nay và mang về kết quả tích cực thông qua các sàn TMĐT xuyên biên giới như Amazon, Alibaba… Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia kinh tế, doanh số TMĐT của DN MSME ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc nhưng mức độ tham gia xuất khẩu qua TMĐT của DN còn hạn chế. Lý do, phần lớn DN nhỏ và vừa chủ yếu gia công theo đơn hàng và mẫu mã của các nhà phân phối nước ngoài. Đa số các DN có quy mô nhỏ, chưa đủ năng lực xây dựng thương hiệu; sức chống chịu kém trước các biến động bất ngờ và liên tục từ thị trường.

Ông Phan Văn Hiệu, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc CVI Pharma chia sẻ, DN đã triển khai bán hàng qua TMĐT từ đầu năm 2024, đến nay đã nhận được tín hiệu tích cực với kênh phân phối này. Hiện, DN ghi nhận có hàng chục nghìn đơn hàng, doanh số đạt khoảng 20.000 USD/tháng. “Tuy doanh số bán hàng trên TMĐT xuyên biên giới của DN còn khá khiêm tốn nhưng DN kỳ vọng sẽ có con số doanh thu lớn hơn. Do đó, DN sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư cho kênh phân phối này”- ông Văn Hiệu chia sẻ.

Theo Bộ Công thương, TMĐT và xuất khẩu trực tuyến không chỉ mang đến cơ hội cho DN lớn mà còn là cơ hội cho DN MSME vươn mình. Tại Việt Nam, DN MSME chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên nhóm này lại chưa xây dựng được thương hiệu một cách bài bản mà hay bị rời rạc, khó nhận biết. Nước ta hiện có rất nhiều đặc sản theo vùng miền mà TMĐT xuyên biên giới sẽ giúp nhà sản xuất nhỏ lẻ đó có cơ hội tham gia trực tiếp vào khâu bán hàng nhưng nhiều đơn vị chưa thể tận dụng để tăng thêm lợi nhuận cho DN.

Đề cập đến giải pháp xuất khẩu hàng Việt thời cơ bùng nổ từ TMĐT xuyên biên giới, bà Lê Hoàng Oanh cho rằng, để phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng xuất khẩu của hàng Việt, đưa TMĐT trở thành một trong những yếu tố giúp thúc đẩy xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh quốc tế cần sự phối hợp chung tay của cơ quan quản lý, các sàn TMĐT lớn, các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho TMĐT và chính sự nỗ lực, quyết tâm của các DN.

Ở góc độ DN, bà Lê Hoàng Oanh khuyến nghị, để bán hàng thành công trên các sàn TMĐT quốc tế, DN Việt, đặc biệt là DN MSME cần hiểu hành vi tiêu dùng của người mua hàng thông qua thương hiệu lựa chọn, mức độ tin cậy, sự tiện lợi và dịch vụ phù hợp, cũng như phải xây dựng được thương hiệu nổi bật trong môi trường trực tuyến. DN phải sáng tạo ra mẫu hoặc kiểm tra kỹ các mẫu đó có vi phạm bản quyền hay không để tránh rủi ro.

Xây dựng quy hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2026 - 2030

Theo Bộ Công thương, DN MSME Việt Nam có nhiều thuận lợi và cả thách thức trong lĩnh vực TMĐT xuyên biên giới. 93% DN tham gia khảo sát khẳng định không thể xuất khẩu nếu không thông qua nền tảng thương mại điện tử như Amazon Global Selling, Alibaba hay Ebay.

Tuy nhiên 95% DN MSME Việt Nam được khảo sát cho biết, gặp khó khăn về tìm kiếm nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới. 95% DN được khảo sát cũng cho rằng họ thiếu hiểu biết về các quy định nhập khẩu qua TMĐT tại thị trường nước ngoài và mong muốn được trang bị thêm kiến thức về quy định nhập khẩu của các thị trường kỳ vọng lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Việt Nam chuẩn bị bước qua giai đoạn khởi động của xuất khẩu trực tuyến. Năm 2025 là năm bản lề để từ năm 2026 xuất khẩu trực tuyến bước sang giai đoạn mới – giai đoạn cất cánh.

Do đó, Bộ Công thương đang khẩn trương xây dựng Dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2026 - 2030.

Dự thảo đã đề xuất đưa xuất khẩu trực tuyến là một bộ phận quan trọng của phát triển TMĐT với các mục tiêu, chính sách và giải pháp cụ thể để hỗ trợ cho DN MSME xuất khẩu trực tuyến, tạo động lực cho DN MSME trong nước bắt tay vào đầu tư và phát triển để trở thành thương hiệu toàn cầu và gia nhập được vào chuỗi cung ứng.

Theo đó, điều kiện đầu tiên là DN cần chủ động đầu tư nhân lực chất lượng cao, có năng lực sáng tạo sản phẩm độc đáo và xây dựng thương hiệu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trực tuyến ở nước ngoài. Tiếp đó, các cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt xu hướng phát triển, coi xuất khẩu trực tuyến là một phần quan trọng của TMĐT và đề xuất các chính sách, giải pháp cụ thể, hỗ trợ hiệu quả DN. Đề xuất đưa vào vận hành hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua TMĐT.

标签:

责任编辑:Nhận Định Bóng Đá