【xem ket qua bong da 7m】Doanh nghiệp vận tải biển: Vì sao “chậm lớn”?
“Chậm lớn” vì vướng rào cản
Một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp vận tải biển vẫn còn rất yếu và khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, theo bà Trần Thị Lan Anh, Phó Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là do vẫn còn tồn tại các bất cập, vướng mắc trong điều kiện kinh doanh nhất là các điều kiện can thiệp sâu vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp hoặc có tính chất áp đặt quy mô. Để đáp ứng các điều kiện này, doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính và điều này trở thành cản trở cho các chủ thể kinh doanh nhỏ, siêu nhỏ.
Bà Lan Anh dẫn chứng việc yêu cầu về trình độ và kinh nghiệm của người điều hành vận tải là không cần thiết. Bởi, thông thường doanh nghiệp sẽ phải chủ động lựa chọn những người điều hành phù hợp vì đây là yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu người điều hành vận tải không có trình độ thì yếu tố nào sẽ bị tác động đầu tiên, lớn nhất? Theo bà Lan Anh, đó không gì khác là lợi ích của chính doanh nghiệp. Dưới góc độ quản lý, Nhà nước không cần thiết phải can thiệp vào yếu tố vốn dĩ do thị trường điều chỉnh.
Bên cạnh đó, một trong những dạng điều kiện kinh doanh “quen thuộc”, có tính chất áp đặt về quy mô, đó chính là yêu cầu doanh nghiệp phải có một số vốn nhất định trước khi kinh doanh lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong bối cảnh Chính phủ có những định hướng để phát triển vận tải biển Việt Nam, trong đó nhấn mạnh “bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vận tải biển vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất”; “khuyến khích mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả các tổ chức nước ngoài đầu tư phát triển đội tàu biển Việt Nam” thì những quy định về điều kiện tài chính như thế này sẽ là chính sách “ngược chiều” có sức cản không hề nhỏ với sự phát triển của vận tải biển nước ta.
Còn theo ông Đỗ Xuân Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, nguyên nhân là do hiện cơ sở hạ tầng vẫn chưa phát triển, trong đó hệ thống đường bộ yếu kém và hệ thống cảng chưa đáp ứng cho việc đóng hàng sản lượng lớn một cách chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, các khoản chi phí đường bộ tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngày một tăng cũng làm chi phí logistics tăng cao. Ngoài ra, hoạt động logistics chưa phát triển được toàn diện do đặc thù vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, hệ thống luồng lạch chịu ảnh hưởng của phù sa bồi lấp nên việc khai thác các tàu trọng tải lớn vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Tạo nguồn lực thúc đẩy đội tàu
Để tạo điều kiện nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa XNK cho đội tàu Việt Nam, đại diện cho Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, ông Đỗ Xuân Quỳnh kiến nghị Chính phủ giảm xuống 0% thuế NK tàu biển và thuế NK các loại vật tư, phụ tùng, trang thiết bị,… để sửa chữa tàu biển mà Việt Nam chưa sản xuất được, hoặc sản xuất được nhưng chưa được các tổ chức đăng kiểm quốc tế có thẩm quyền công nhận phù hợp, nhằm giảm áp lực tài chính cho các DN vận tải biển trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
Đặc biệt, để có thể tăng thị phần vận tải hàng hóa XNK của Việt Nam cho đội tàu biển Việt Nam theo chỉ đạo của Chính phủ, Hiệp hội kiến nghị Chính phủ cần duy trì quy định đối với hàng XK từ nguồn tài nguyên quốc gia và đối với hàng NK bằng nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, các đơn vị XNK phải dành tối thiểu 30% tổng lượng hàng XNK cho đội tàu Việt Nam vận chuyển.
Về khung giá bốc dỡ container quốc tế tại khu vực Hải Phòng, các doanh nghiệp đề nghị xem xét lại mức giá hiện hành của khung giá quy định đối với phương án xếp dỡ theo tác nghiệp từ tàu/sà lan đến sà lan, ô tô, toa xe tại cầu cảng (ship side) và phương án xếp dỡ tác nghiệp tàu/sà lan đến bãi cảng đang có sự chênh lệch quá lớn. Do có sự chênh lệch quá lớn này mà phần lớn các hàng tàu chuyển sang sử dụng dịch vụ ship side đưa container ra các bãi ngoài. Việc này làm giảm năng suất xếp dỡ do không tập kết đầy đủ được hàng hóa trước khi bốc xếp, gây ùn tắc đường giao thông cục bộ tại khu vực trong cảng. Do các bãi ngoài không đủ tiêu chuẩn nên hàng hóa khi đưa vào cảng để xuất chưa hoàn thành thủ tục hải quan, ảnh hưởng đến việc thông quan điện tử.
Đồng quan điểm với ý kiến trên, đại diện Hiệp hội cảng biển Việt Nam cũng cho rằng cần điều chỉnh chung giá dịch vụ cảng biển theo phân loại cảng biển có mức linh hoạt nhất định theo từng khu vực thị trường nhưng tương ứng với mức thu của hãng tàu, đảm bảo cho cảng biển có tích lũy để phát triển, đảm bảo lợi ích dài hạn cho nhà đầu tư theo đúng mục tiêu chiến lược của Nhà nước.
Còn theo đại diện Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, chúng ta cần nghiên cứu mô hình thủ tục tập trung (thủ tục cấp phép tàu cập, thủ tục hải quan, kiểm tra chuyên ngành…), tránh tình trạng phân tán, nhỏ lẻ, rời rạc của bến cảng Cái Mép như hiện nay là từng doanh nghiệp đang quản lý từng bến cảng nhỏ, với các quy trình thủ tục không đồng nhất (cả về thủ tục của cảng và các cơ quan quản lý nhà nước) gây khó khăn, lãng phí, không sử dụng được công suất cầu bến, trang thiết bị nhàn rỗi của nhau, hàng hóa luân chuyển giữa các cảng làm gia tăng thời gian, chi phí.
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/374b791805.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。