【ket qua da hom nay】Sốc... khi lần đầu đi máy bay!

BP - Thời gian gần đây,ốckhilầnđầuđket qua da hom nay tôi có nghe truyền miệng về việc “họp chợ” trên khoang hành khách máy bay, nói chuyện điện thoại ồn ào ngay cả khi máy bay chuẩn bị cất cánh hoặc chưa kịp hạ cánh, thóa mạ tiếp viên khi bị nhắc nhở và thậm chí rượt đuổi, xé áo nhân viên tại cửa lên máy bay, tự ý mở cửa thoát hiểm để... đi xuống... khiến tôi nửa tin nửa ngờ. Nhưng khi chính mình là hành khách của hãng Vietjet Air trong sáng 1-9 rồi tiếp tục chứng kiến sự việc tương tự khi bay vào trưa 13-9 của hãng Vietnam Airlines thì tôi đã không khỏi ngỡ ngàng và tin những gì mình đã nghe.

Thói quen hành xử tùy tiện, bê bối của các “thượng đế” Việt ở nơi công cộng không phải là hy hữu. Bản thân tôi không chỉ nhiều lần chứng kiến mà thậm chí còn là nạn nhân của một số người coi nơi đông người chẳng khác nhà mình. Họ mặc nhiên hút thuốc, xả bã kẹo cao su, văng tục, chửi thề, chen lấn... Nhưng trên máy bay thì quả cũng... hơi sốc?! Bởi lần đầu đi máy bay lại mang suy nghĩ, chỉ những người kinh tế khá một chút hoặc có công chuyện đặc biệt vội vã mới đi máy bay. Và với đối tượng như thế thì văn hóa chắc “không đến nỗi nào”! Nhưng khi chứng kiến rồi tôi thấy không giống những gì mình đã nghĩ.

Ngay từ khu vực làm thủ tục, vài người đã chen ngang vào giữa khi một hàng dài người đang đứng xếp hàng chờ đến lượt “chéc vé”. Khi bị “phản ứng”, một cô gái đã nhoẻn miệng cười... Nhưng chẳng ai tỏ thái độ thiện cảm trước nụ cười... vô duyên ấy. Rồi khi bước vào trong khoang máy bay, vài người tranh cãi khi bị ngồi nhầm chỗ. Đến lúc yên vị thì vài hành khách nồng nặc mùi bia rượu cũng khiến nhiều người nhăn mặt. Và tôi đã thực sự cảm thấy... choáng khi nghe một người trung niên ngồi ở ghế đối diện cợt nhả: “Sao em lại gọi anh bằng chú, anh còn trẻ lắm mấy em ơi!” khi cô tiếp viên xinh xắn nhắc nhở: “Đề nghị chú tắt điện thoại vì máy bay chuẩn bị cất cánh”.

Còn việc nói chuyện điện thoại nhốn nháo khi máy bay đang chuẩn bị cất cánh và cả khi chưa hạ cánh trên khoang máy bay dù tiếp viên liên tục thông báo, nhắc nhở không còn là chuyện nhỏ. Một chị dáng vẻ cục mịch thản nhiên gác chân lên ghế cười ha hả khi nói chuyện với người thân qua điện thoại bỗng bị một chú cao tuổi quát lớn: “Chị kia có tắt điện thoại đi không? Chuẩn bị bay rồi... Phải có ý thức vì mọi người chứ?”. Trước khi tắt điện thoại, chị ta còn không quên làu bàu: “Chưa bay mà!”. Chị Thủy quê Đồng Nai ngồi bên cạnh tôi lắc đầu thất vọng: “Dân ta nhiều người ý thức còn kém quá!”.

Dịch vụ hàng không ở nước ta tuy chưa thực sự hoàn hảo, song cũng cần nhìn nhận rằng, việc khiến cho sự chưa hoàn hảo đó có lỗi không nhỏ từ khách hàng thiếu ý thức, thiếu văn hóa. Thay đổi thói quen xấu là một việc có thể làm được, nhưng nhiều người không chịu rèn giũa bản thân. Cứ có một việc gì có lợi cỏn con là quên hết mọi thứ xung quanh. Chỉ vì vài giây gọi cho người thân tới đón sớm mà họ quên mất việc mình hành xử trái quy định và có thể gây ra thảm họa tai nạn hàng không. Đó là chưa kể đến nhiều người chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không nghĩ tới tác hại lâu dài là hình ảnh của người Việt Nam bị xấu đi trong mắt bạn bè quốc tế. Điều này bắt nguồn từ những nguyên nhân mà chủ yếu là do việc dạy đạo đức trong xã hội bị xem nhẹ. Mỗi người chỉ biết phần mình, không quan tâm đến người khác.

Bên cạnh tăng cường giáo dục đạo đức, nâng cao nhận thức, ý thức... của nhiều người thì để mỗi người có ý thức giữ gìn văn hóa, biết kiềm chế những hành động bột phát, cần có chế tài thật nặng để tăng tính cảnh báo, răn đe.    

An Nhiên

 

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
下一篇:Thời tiết hôm nay 4/1: Bắc Bộ lạnh, Trung Bộ mưa rào, Nam Bộ nắng gián đoạn