欢迎来到88Point

88Point

【c1 dem nay】Tài sản hình thành từ nhiệm vụ khoa học: Ưu tiên bán cho tổ chức chủ trì thực hiện

时间:2025-01-25 10:14:15 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)

nghien cuu

Các TS thường gắn với mô hình ứng dụng khoa học và chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số kinh phí để thực hiện nhiệm vụ

Bộ Tài chính,àisảnhìnhthànhtừnhiệmvụkhoahọcƯutiênbánchotổchứcchủtrìthựchiệc1 dem nay Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BKHCN-BTC hướng dẫn việc quản lý, xử lý TS được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng NSNN. Thông tư có hiệu lực vào ngày 1/11/2015.

Khó quản lý, xử lý

Tại cuộc họp giữa Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) diễn ra tháng 2/2014, đã đánh giá thực trạng quản lý, xử lý TS được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN (gọi tắt là tài sản từ KH&CN) thời gian qua chưa được các bộ, cơ quan, địa phương và các tổ chức quan tâm đúng mức.

Có nhiều nguyên nhân, như: Pháp luật quy định chưa đầy đủ; chưa gắn trách nhiệm của tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN với công tác quản lý, xử lý TS; hình thức, quy trình, thủ tục xử lý TS chưa cụ thể...

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 198/2013/TT- BTC ngày 20/12/2013 (thay thế cho Thông tư số 87/2010/TT- BTC) điều chỉnh tương đối toàn diện việc quản lý, sử dụng và xử lý từ khâu hình thành, sử dụng và xử lý TS đối với 4 nhóm TS: TS phục vụ công tác quản lý; TS là kết quả của quá trình thực hiện dự án; TS do phía nước ngoài chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam; TS là vật tư thu hồi trong quá trình thực hiện dự án. Tuy nhiên, thực trạng này cũng chẳng được cải thiện đáng kể.

Bên cạnh đó, Thông tư 198 không bao quát hết được các đặc thù của loại TS này, nên việc hướng dẫn cụ thể các vấn đề trong trang bị, sử dụng, báo cáo và xử lý TS từ KH&CN còn chung chung, chưa cụ thể.

Do đó, yêu cầu đặt ra là xây dựng một thông tư mới quy định chi tiết, chặt chẽ hơn, để các bộ, ngành, các tổ chức dễ thực hiện.

Hướng tới tiết kiệm ngân sách

Thông tư mới đã phân định và làm rõ quyền hạn, trách nhiệm quản lý và xử lý loại TS này, đảm bảo công khai, minh bạch và giám sát chặt chẽ, phù hợp với từng thành phần kinh tế liên quan đến TS và tiết kiệm NSNN.

Cụ thể, thông tư hướng dẫn 5 hình thức xử lý TS gồm: Điều chuyển; thanh lý; bán; Nhà nước chuyển giao TS không bồi hoàn; xử lý theo hợp đồng đối với TS thuê để thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

Trong đó, một số hình thức có tính chất đặc thù như quy định: Ưu tiên bán trực tiếp cho tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ. Lý do là: Các TS được trang bị cho tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN gắn với việc phát huy kết quả nghiên cứu. Các TS này thường gắn với mô hình ứng dụng khoa học và chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số kinh phí để thực hiện nhiệm vụ (phần còn lại do các doanh nghiệp tự bỏ chi phí). Nếu bán trực tiếp cho tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ đó sẽ phát huy tốt hơn công năng sử dụng của TS, giảm chi phí và thời gian xử lý TS.

Về thẩm quyền quyết định xử lý TS khi nhiệm vụ KH&CN hết thời hạn thực hiện (theo hợp đồng hoặc có quyết định chấm dứt), thông tư quy định thẩm quyền quyết định theo từng hình thức xử lý đối với TS do trung ương quản lý hoặc do địa phương quản lý… Riêng đối với điều chuyển TS giữa các bộ, cơ quan trung ương, giữa trung ương và địa phương, thông tư quy định bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, chủ tịch UBND cấp tỉnh (là cơ quan chủ quản của nhiệm vụ) quyết định.

TS do Nhà nước trang bị cho các nhiệm vụ KH&CN thường chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với kinh phí do các tổ chức kinh tế bỏ ra, nhưng lại có ý nghĩa động viên, tác động lớn tới nghiên cứu, ứng dụng. Vì vậy, thông tư quy định, đối với các TS có giá trị lớn, các doanh nghiệp được trả tiền mua trong một số năm, tương ứng với giá trị khấu hao doanh nghiệp có thể thu hồi được thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ.

Vân Hà

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: